Doanh nghiệp Việt nói gì về mô hình huy động vốn P2P Lending?
adminquantri
0 Bình luận
25/07/2022
Mô hình huy động vốn P2P Lending là hình thức huy động vốn 4.0 đã được áp dụng tại rất nhiều doanh nghiệp trên trên các quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam. Tuy nhiên, đây vẫn là mô hình huy động vốn mới khiến nhiều người quan ngại về hình thức này và đặt ra các cầu hỏi: có an toàn không? thực hiện như nào? rủi ro là gì?… Bài viết dưới đây, Verco sẽ chia sẻ với các bạn một số những chia sẻ của các doanh nghiệp khi áp dụng mô hình huy động vốn 4.0 này.
Mô hình huy động vốn P2P Lending là gì?
P2P Lending hay còn gọi là hình thức cho vay ngang hàng, hình thức này được hiểu đơn giản chính là hình thức cho cá nhân hoặc doanh nghiệp thông qua các dịch vụ trực tuyến phù hợp với người cho vay với người vay.
P2P Lending là mô hình kinh doanh sử dụng nền tảng công nghệ, cho phép nhà đầu tư (bên cho vay) với cá nhân hay doanh nghiệp muốn vay (bên vay) dễ dàng kết nối với nhau thông qua nền tảng công nghệ của công ty P2P Lending. Mọi thông tin của các bên sẽ được công ty P2P lending thu thập sau đó tiến hành thẩm định, sàng lọc và gửi đến các chủ thể cho vay để lựa chọn các yêu cầu tài trợ khả thi và quyết định đầu tư trên cơ sở chấp thuận của hai bên.
Đánh giá về vai trò của vốn lưu động, chuyên gia tài chính TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nếu nguồn vốn dài hạn được coi là “huyết mạch” đối với DN, thì vốn lưu động chính là bài toán cấp thiết để duy trì hoạt động kinh doanh và đây có thể xem là một trong rất nhiều thách thức mà doanh nghiệp (DN) phải đối mặt trong thời kỳ thị trường đang cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.
Trong những năm trở lại đây, việc tiếp cận nguồn vốn vay tại ngân hàng vốn luôn là “cánh cửa hẹp” đối với các DN vừa và nhỏ, bởi đặc thù thiếu tài sản đảm bảo và các thủ tục thẩm định phức tạp. Đặc biệt sau Covid, ngân hàng lo nợ xấu nên không thể hạ điều kiện tín dụng và ngày càng thận trọng hơn trong quá trình thẩm định. Lúc này mô hình P2P Lending bắt đầu thế hiện được mạnh mẽ tầm quan trọng của mình để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn.
Doanh nghiệp đánh giá như nào khi huy động vốn qua P2P Lending?
– Giải pháp huy động vốn tiên tiến
Để được chấp thuận vay vốn tại các công ty P2P Lending uy tín, doanh nghiệp sau khi gửi hồ sơ sẽ phải trải qua quá trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ nghiêm ngặt thông qua trí tuệ nhân tạo AI, dữ liệu lớn (Big Data). Do được thực hiện toàn bộ trên trí tuệ nhân tạo AI thời gian kiểm duyệt nhanh chóng, đơn giản.
Theo bà Đỗ Thị Minh, Giám đốc công ty Cổ phần Đô thị Việt Úc, công ty đã huy động được mức vốn 1 tỷ đồng, thời hạn linh hoạt từ 10 đến 90 ngày, đảm bảo nguồn vốn lưu động kịp thời cho Doanh nghiệp.
+ Thời gian huy động vốn: Khi mới lên sàn, doanh nghiệp có thể mất đến 2 ngày để huy động vốn thành công. Nhưng khi đã trở thành khách hàng thường xuyên thì doanh nghiệp có thể huy động vốn ngay chỉ sau 1 ngày huy động vốn vay.
+ lãi suất: Trên kênh P2P, bên vay sẽ phải chịu mức lãi suất trung bình khoảng từ 16-17%/năm, chênh lệch khoảng 9-11%/năm so với ngân hàng. Nhưng đối với các doanh nghiệp, thời gian vay chỉ trong vài tháng thì mức lãi suất này hoàn toàn không đáng kể.
Theo nhận định của một Giám đốc DN sản xuất hàng gia dụng tại Hà Nội, “Quan trọng hơn, với DN, thời gian là vàng bởi đôi khi chỉ cần chậm 1 ngày so với hợp đồng thì tiền phạt đã lên tới hàng trăm triệu hoặc hơn. Với những DN đang cần giải ngân gấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì lãi suất hàng chục % mỗi năm vẫn có thể xem là hợp lý, chưa nói đến mức lãi tương đối “mềm mại” nói trên”.
– Tối ưu hoạt động quản trị rủi ro cho doanh nghiệp
Quản trị rủi ro là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm nhất khi huy động và sử dụng vốn cũng như cho vay vốn trên sàn P2P lending.
Đối với các sàn huy động vốn theo mô hình P2P uy tín, sẽ đặt ra các tiêu chí xác nhận thông tin và trải qua quá trình thẩm định nghiêm ngặt. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được bất kỳ tiêu chí nào hay có tiền sử về nợ xấu sẽ bị loại khỏi danh sách được phép huy động vốn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải giải trình được mục đích, nhu cầu sử dụng vốn. Từ đó tạo niềm tin cho các bên và đảm bảo khả năng chi trả và giảm thiểu tối đa rủi ro đối với các bên.
Chia sẻ