Hé lộ những bài học lãnh đạo từ Napoleon

Hé lộ những bài học lãnh đạo từ Napoleon

adminquantri

0 Bình luận

28/09/2022

Đọc ngay!!! nếu bạn muốn trở thành lãnh đạo thu phục được nhân tâm 

Thấy gì từ nghệ thuật lãnh đạo của Napoleon??? 

Napoleon Bonaparte được biết đến là một trong 10 vị tướng lỗi lạc của thế giới, người đã tạo nên một đế chế Pháp hùng mạnh trải dài khắp châu Âu. Chiến lược quản lý của Napoleon không chỉ đúng trong lĩnh vực quân sự còn áp dụng rộng rãi trong lãnh đạo doanh nghiệp.

 

  • Xây dựng niềm tin với cấp dưới

Napoleon hiểu được việc nhà lãnh đạo trước hết cần xây dựng được niềm tin của cấp dưới. Do đó, ông tìm cách giành niềm tin của các tướng giỏi dưới quyền, nâng cao lòng trung thành của những người lính thông qua những lời hứa hẹn sau khi những cuộc chiến kết thúc thắng lợi.

Trong lời hô hào binh lính, ông đã thuyết phục rằng mình chính là ánh hào quang dẫn lối cho họ, đưa họ tới những vùng đất màu mỡ trên thế giới. Điều này cho thấy Napoleon là vị tướng nhìn xa trông rộng, những nhà lãnh đạo giỏi trên thế giới luôn biết lôi cuốn và tạo động lực cống hiến cho người khác.

Một nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải chăm lo tới đời sống cũng như đáp ứng đầy đủ những yếu tố cần thiết cho nhân viên. Chú trọng tới việc nâng cao sự tin tưởng của đội ngũ nhân viên dưới quyền. Hãy thuyết phục họ tin tưởng vào suy nghĩ của bạn và hành động để đạt được mục tiêu đó. Chỉ khi nhà lãnh đạo doanh nghiệp có định hướng rõ ràng và tin tưởng vào định hướng mình đề ra thì nhân viên mới có thể đặt niềm tin vào khả năng đó.

 

  • Đoàn kết vì mục tiêu chung

 Trong cuốn “The 33 Strategies of War”, Robert Greene đã chỉ ra chiến lược quản lý từ tướng Napoleon: “Mục tiêu có thể là bất cứ điều gì bạn muốn, nhưng nó phải tiến bộ: phù hợp với thời điểm, có triển vọng và khả năng thành công cao”. Hãy đưa ra một mục tiêu nào đó để toàn thể mọi người trong công ty cùng phấn đấu thực hiện. 

 

  • Quan tâm đến nhân viên

Napoleon biết rằng nhiều người trong quân đội của ông đã cảm thấy nhớ nhà và mệt mỏi. Đó là lý do tại sao ông đã gặp riêng từng binh sĩ, chia sẻ những câu chuyện cá nhân của họ. Trong những thời điểm mà tinh thần của cả đội quân đi xuống, Napoleon thường động viên tinh thần và chia sẻ với họ để họ biết rằng ông luôn quan tâm và chú ý đến những hy sinh của từng người.

Hay trong cuộc chiến với Tổng tư lệnh tại Piedmonte, khi đội quân của mình giành chiến thắng, Napoleon đã không ngần ngại thưởng cho binh lính chính số chiến lợi phẩm thu được sau trận chiến. Đây là phần thưởng cho những người lính đã cống hiến cho quân đội của ông. Với Napoleon, ông hiểu rõ việc binh lính của mình sẽ được công nhận và trả lương xứng đáng cho năng lực. Bởi vậy, họ sẵn sàng chiến đấu bằng tất cả sự trung thành với đất nước và cho chính nhà lãnh đạo của họ. 

Với lãnh đạo doanh nghiệp cũng vậy, bạn cần phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhân viên, nếu không họ sẽ cảm thấy không hài lòng về cách đối xử của bạn với những gì họ đã cống hiến cho công ty, thậm chí bạn có thể để mất những nhân viên tốt nhất vào tay đối thủ cạnh tranh nếu bạn chỉ tập trung vào mục tiêu của công ty và không quan tâm đến việc đảm bảo quyền lợi cho nhân viên.

Hãy luôn thể hiện sự trân trọng cũng như lòng biết ơn của bạn tới nhân viên của mình. Trong doanh nghiệp, bạn có thể có chế độ thưởng – phạt xứng đáng với năng lực và cách thể hiện của nhân viên. Thành công của bạn và doanh nghiệp dựa trên những thành quả, thái độ của đội ngũ nhân viên. 

 

  • Sẵn sàng trở thành người tiên phong

“Trong giây phút hoảng loạn, mệt mỏi, vô tổ chức, hoặc bất kỳ lý do nào khác khiến cho những người lính gục ngã, sự sát cánh của người chỉ huy để vực dậy tinh thần họ là rất quan trọng”, Erwin Rommel, thống chế quân đội Đức (người từng có chiến thuật chiến tranh khiến cho hai vị tướng của đối thủ là Tướng George S. Patton của Mỹ và Thủ tướng Anh Winston Churchill phải ngả mũ) viết.

Trong các trận chiến đấu của quân đội, Napoleon thường xuyên làm cả những công việc nhỏ nhặt nhất. Ông thay các hạ sĩ để lên nòng đạn cho những quả đại bác cùng nhiều công việc tay chân như những người lính. Tố chất của nhà lãnh đạo thể hiện khi quân đội đang gặp nguy thì Napoleon vẫn là người tiên phong đầu tiên, làm gương cho những người lính của mình. Một nhà lãnh đạo giỏi cần hiểu rằng, chỉ khi hiểu rõ được công việc của từng người và làm những công việc mình giao cho người khác mới giao được đúng người, đúng việc. Ngay cả khi Napoleon lên ngôi hoàng đế, ông cũng luôn biết cách giao công việc cho đúng người, đúng thời điểm.

Bài học đưa ra: Một nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công không bao giờ có thể đánh giá đúng người, đúng năng lựa nếu như không hiểu rõ được công việc họ đang làm. Ngoài ra, bạn cũng không được lạm dụng quyền để giao công việc cho người khác.

 

Không chỉ có ý nghĩa thiết thực và cấp thiết dưới thời Napoleon, những triết lý lãnh đạo doanh nghiệp của Napoleon chính là bài học sâu sắc cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Học tập và linh hoạt áp dụng những kinh nghiệm trên không chỉ giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo kiệt xuất mà còn góp phần xây dựng doanh nghiệp vững mạnh.

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận