Xây dựng phương án kinh doanh tạo đà cạnh tranh trên thị trường
adminquantri
0 Bình luận
01/08/2020
Bạn đam mê kinh doanh và mong muốn triển khai ý tưởng phát triển mô hình kinh doanh của bản thân, doanh nghiệp? Nhưng ý tưởng tốt thôi chưa đủ, nếu muốn phát triển ý tưởng, đưa đến tay khách hàng nhiều hơn cần phải Phân tích xây dựng phương án kinh doanh bàn bản, chi tiết. Chứng minh ý tưởng kinh doanh là đúng và triển khai hoạt động kinh doanh là cần thiết. Với các khâu cơ bản: Nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng, khả năng kinh doanh và xác định cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
Phân tích xây dựng phương án kinh doanh bàn bản
Thị trường của doanh nghiệp
Nghiên cứu thị trường hay Market Research là khách hàng của doanh nghiệp: khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Đây là bước đầu tiên cần thực hiện trong quy trình Phân tích xây dựng phương án kinh doanh.
Để đưa ra kết quả phân tích thị trường của doanh nghiệp hiệu quả, bộ phận Marketing và Sale cần tiến hành hoạt động thu thập thông tin về thị trường mục tiêu và phân tích các dữ liệu thu được nhằm đưa ra những câu trả lời cho những vấn đề phát sinh trong kinh doanh.
Kết quả nghiên cứu thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro và hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định của nhà sáng lập. Điều này giống như việc nếu nhà sáng lập đang ở trong 1 căn phòng tối và đang lần mò cửa ra thì nghiên cứu thị trường sẽ là cây nến để giúp xác định hướng đi và nhanh chóng tìm ra cửa hơn.
Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp
Để nghiên cứu thị trường, lấy được kết quả chính xác thực hiện các mục doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh trên thị trường.
Theo đó, có 2 hoạt động nghiên cứu thị trường doanh nghiệp cần tiến hành:
· Xác định được nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm.
· Xác định nhu cầu của khách hàng thể hiện qua:
o Mức thu nhập của dân cư.
o Nhu cầu tiêu dùng.
o Giá cả trên thị trường.
Từ đó tìm được cơ hội kinh doanh phù hợp với sản phẩm, đồng thời xác định tương lai ý tưởng kinh doanh của mình sẽ như thế nào, tính khả thi của dự án.
Xác định khả năng của doanh nghiệp
Tào Tháo vẫn có câu nói về lãnh đạo rất hay “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Vì vậy, nếu muốn đưa sản phẩm đến với khách hàng và có sức cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp cần phải biết mình là ai và đang ở đâu, điểm mạnh điểm yếu của bạn thân.
Để xác định khả năng/năng lực của doanh nghiệp cần căn cứ vào 3 yếu tố cơ bản sau:
o Xác định nguồn lực của doanh nghiệp ( vốn, nhân sự, cơ sở vật chất).
o Xác định được lợi thế của doanh nghiệp.
o Xác định khả năng tổ chức, quản lý của doanh nghiệp.
Để xác định được các yếu tố này nhà quản lý, chủ doanh nghiệp cần xem lại bản báo cáo tài chính, nhận định quá trình phát triển trước đó và hoạch định chiến lược nguồn vốn doanh nghiệp trong tương lại. Đồng thời nhìn lại năng lực của đội ngũ nhân viên, người thực hiện dự án và có khả năng đẩy mạnh sản phẩm thị trường không. Từ đó đưa ra nhận định Phân tích xây dựng phương án kinh doanh này có phù hợp thực trạng và tương lai hay không.
Xây dựng phương án kinh doanh tạo đà cạnh tranh trên thị trường cho doanh nghiệp
Lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp
Sau khi đã Phân tích xây dựng phương án kinh doanh, đánh giá trên nhiều yếu tố thị trường và năng lực doanh nghiệp, chúng ta sẽ lựa chọn cơ hội kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp. Để lựa chọn cơ hội tốt nhất, cần xác định theo 2 yếu tố:
Nội dung lựa chọn cơ hội kinh doanh:
o Xác định vì sao nhu cầu chưa được thoả mãn
o Tìm nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu chưa được thoả mãn
o Tìm cách để thoả mãn nhu cầu đó
Quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh:
o Xác định khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp
o Xác định đối tượng khách hàng
o Xác định loại hàng hoá, dịch vụ
o Xác định lĩnh vực kinh doanh
o Sắp xếp thứ tự các cơ hội kinh doanh.
Trên đây là 4 giai đoạn phân tích xây dựng phương án kinh doanh hoàn chỉnh thúc đẩy năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, để thực hiện được hoàn tất 4 giai đoạn này, chủ doanh nghiệp cần phải nắm được những kiến thức cơ bản về tài chính, có tư duy nguồn vốn doanh nghiệp bài bản. Đồng thời xây dựng được chiến lược nguồn vốn theo từng giai đoạn cụ thể, từ đó quản trị được rủi ro và tiến hành phát triển dự án theo những bước đi đã được vẽ trước. Như vậy hoạt động kinh doanh mới có thể thành công và cạnh tranh bền vững trên thị trường.
Chia sẻ