Xây dựng chiến lược tài chính toàn diện là con đường duy nhất để doanh nghiệp phát triển
adminquantri
0 Bình luận
24/02/2020
Theo một nghiên cứu gần đây của Accenture, có 70% mối tương quan giữa một công ty có hiệu suất hoạt động cao với một công ty có đội ngũ Tài chính hoạt động với hiệu suất cao. Điều này cho thấy tầm quan trọng cũng như vai trò to liên quan đến sự sống còn của việc xây dựng chiến lược tài chính đối với doanh nghiệp.
Có khá nhiều nghiên cứu về vai trò của bộ phận tài chính – kế toán doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò của CFO trong doanh nghiệp. Ngoài nghiên cứu của Accenture thì có một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra vai trò của một nhà tư vấn chiến lược, lèo lái doanh nghiệp vượt qua những thời khắc khó khăn và định hướng đi tương lai cho doanh nghiệp. Để gánh vác được những công việc này, CFO và bộ phận tài chính của doanh nghiệp cần thực hiện được:
Thực thi chiến lược tài chính đã xây dựng
Vẽ ra kế hoạch đã khó, thực thi được hay không càng là vấn đề khó khăn hơn. Nó thể hiện được cách thức mà một công ty tạo ra các sắp đặt có tính tổ chức cho phép công ty theo đuổi chiến lược của mình một cách hữu hiệu nhất.
Sự thành bại trong quá trình thực thi chiến lược là giai đoạn quyết định để biến những phương án chiến lược thành hiện thực. Trong giai đoạn này, nhà quản trị chiến lược phải đảm bảo thực hiện thành công các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Chiến lược phải được phổ biến đến tất cả các nhân viên mà nó có tác động.
- Phải kêu gọi được sự tham gia và ủng hộ nhiệt tình của nhân viên.
- Phải đảm bảo đầy đủ nguồn lực cho quá trình thực thi, bao gồm về nguồn vốn, nhân lực, kỹ thuật và thời gian.
- Phải xây dựng kế hoạch thực thi bằng cách đề ra các chỉ tiêu và ghi chép, theo dõi quá trình thực thi.
Như vậy, doanh nghiệp phải vạch ra con đường tương lai cho công ty để tăng cường hiệu suất kinh doanh và giá trị cho cổ đông, đồng thời cung cấp góc nhìn tài chính để đột phá và gia tăng lợi nhuận.
Tham khảo: Phân tích dòng tiền qua nguyên tắc lưu chuyển tiền tệ doanh nghiệp
Chú trọng vấn đề xây văn hoá công ty
Nhiều nhà quản lý không cảm nhận được tầm ảnh hưởng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nhưng vấn đề này lại quyết định sự thành bại và tồn tại lâu dài của mỗi doanh nghiệp.
Văn hóa của doanh nghiệp có thể thể ảnh hưởng đến hiệu suất của tổ chức, nhưng đa phần ít ai hiểu hết giá trị cốt lõi đó. Do đó, nhưng doanh nghiệp lớn và phát triển luôn cố gắng “tạo môi trường làm việc tích cực hơn”, cải thiện năng suất lao động của nhân viên, hay thậm chí nó có thể tạo nên chiến lược hoạt động cho công ty.
Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu cũng như hướng đi cần ưu tiên nhất là gì? Bởi theo nghiên cứu để có nền văn hóa đủ mạnh đi kèm với hiệu suất cao thì cần có tầm nhìn, chiến lược và thái độ của nhân viên. Đây được xem là 3 yếu tố cấu thành nên một tổ chức vững bền. Nếu doanh nghiệp thiếu bất kỳ yếu tố nên cần xem xét và bổ sung ngay càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, văn hóa ưu tiên “thực học” của Starbucks – hãng café nổi tiếng thế giới luôn được các lãnh đạo thế giới noi theo. Họ mạnh dạn đầu tư đào tạo nhân viên bao gồm các khóa học ngắn hạn và dài hạn. Chính cựu chủ tịch công ty Howard Behar tin rằng khi doanh nghiệp quan tâm nhân viên thế nào thì chính người nhân viên ấy sẽ quan tâm đến khách hàng y như vậy.
Thực hiện chiến dịch huy động vốn
Vốn – tài chính là dòng máu duy trì sự sống của một doanh nghiệp, mặc dù đã số chủ doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh với niềm khao khát cháy bỏng là thể hiện được khát khao của mình. Và tài chính – nguồn vốn chính là một trong những vấn đề cốt lõi, đòn bẩy quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp bước tiếp về tương lai. Các CFO luôn cần phải quản lý và quan tâm thích đáng để đạt được thành công. Robert Kiosaki đã nhấn mạnh như vậy rất nhiều lần trong cuốn sách nổi tiếng “dạy con làm giàu tập 1” về tầm quan trọng của thông minh tài chính trong quá trình làm giàu.
Muốn làm được điều đó, CFO hay lãnh đạo công ty phải sống trong thị trường vốn. Phải chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng chiến lược nguồn vốn và thực hiện các đợt huy động vốn lớn, đưa ra quyết định M&A.
Thông thường, các các khóa đào tạo “Chiến lược nguồn vốn doanh nghiệp” – Chuyên gia tài chính Nguyễn Kim Hùng cũng thường xuyên nhấn mạnh về việc xây dựng một chiến lược huy động vốn bài bản cùng các điều kiện cơ bản mà doanh nghiệp phải có trong quá trình huy động vốn. Và hơn 95% doanh nghiệp thực thực hành theo đúng bài học và thành công trong việc gây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững.
Quản trị “sức khỏe” tài chính doanh nghiệp
Theo James Stoner: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra”. Nếu nhà lãnh đạo quản trị doanh nghiệp cùng các hoạt động tronh công thì có thể gây ra sự nghi ngờ của cổ đông, nhiều loạn tinh thần nhân viên,… Gây tác hại xấu đến tình trạng sức khỏe tài chính doanh nghiệp của công ty.
Với vai trò là lãnh đạo của một doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp buộc phải hiểu về các kết quả công bố tài chính đóng vai trò như thế nào. Từ đó kết hợp với bộ phận kiểm toán, kế toán – tài chính xây dựng kế hoạch tài chính bài bản cho doanh nghiệp. Từ đó quản trị hướng đi của doanh nghiệp trong tương lai.
Việc quản trị doanh nghiệp tốt sẽ giúp tạo ra một bộ quy tắc và kiểm soát tính minh bạch, nhất là đối với các cổ đông, giám đốc và các quản lý trong doanh nghiệp. Đó là một trong những nguyên nhân nền tảng công nghệ VERIG™ Platform ra đời. Chính là để hỗ trợ chủ doanh nghiệp SMEs quản lý những vấn đề liên quan đến thị trường, quản trị và nguồn vốn – tài chính doanh nghiệp. Thúc đẩy sự phát triển chung của cộng đồng SME Việt nam.
Qua đây có thể thấy, việc quản trị doanh nghiệp, xây dựng chiến lược tài chính không chỉ đóng vai trò duy trì mà còn quyết định đến sự sống còn của bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Chia sẻ