vốn doanh nghiệp mỏng làm sao nâng tầm thành “ông lớn”?

vốn doanh nghiệp mỏng làm sao nâng tầm thành “ông lớn”?

adminquantri

0 Bình luận

27/07/2020

Thực trạng nguồn vốn doanh nghiệp hiện nay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê, hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp vi mô chiếm một vị trí đáng kể. Các doanh nghiệp này hiện đang sử dụng 50% lực lượng lao động của nền kinh tế và đóng góp khoảng 40% GDP hằng năm. Tuy nhiên, hiện nay một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là thiếu vốn, vốn doanh nghiệp mỏng, số lượng doanh nghiệp này tiếp cận được nguồn vốn của các ngân hàng thương mại thường chỉ chiếm khoảng 30%. 

Vốn doanh nghiệp mỏng đâu là lối đi để nâng tầm thành ông lớn

Vốn doanh nghiệp mỏng đâu là lối đi để doanh nghiệp nâng tầm thành ông lớn?

Nguyên nhân vốn doanh nghiệp đang non yếu là do:

  •  Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhìn chung hạn chế về năng lực tài chính. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì tỷ trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn doanh nghiệp dưới 5 tỷ đồng vẫn chiếm đa số. Và hầu hết các ngân hàng đều chưa mạnh dạn cho các doanh nghiệp nhỏ vay nếu không có tài sản đảm bảo.

  • Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa thiết lập được chiến lược thuyết phục được các nhà tài trợ, chưa xây dựng được mục tiêu chiến lượng kinh doanh dài hạn. Do đó, doanh nghiệp không thuyết phục được ngân hàng cho vay. 

  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa phản ánh đầy đủ kết quả sản xuất kinh doanh. Hệ quả là việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của DNVVN không đủ độ tin cậy, ảnh hưởng đến quyết định xem xét cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp. 

Để vươn tầm thành “ông lớn” trên thương trường thì doanh nghiệp cần có những chiến lược tài chính tối ưu nhất. Không những thế, ngân hàng và các cơ quan quản lý cũng cần có những biện pháp hỗ trợ kịp thời để doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nhanh với các nguồn vốn cụ thể như sau: 

 1. Đối với doanh nghiệp: 

  • Tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình tài chính hiện có và năng lực, sở trường của doanh nghiệp. 

  • Đổi mới hệ thống quản trị nội bộ, tăng cường công tác phân tích, lập kế hoạch chiến lược, tăng cường quản lý vốn doanh nghiệp tốt hơn…

  • Chủ động trong việc xây dựng dự án, phương thức đầu tư phù hợp với năng lực về vốn doanh nghiệp, công nghệ và con người.

  • Minh bạch vấn đề tài chính để sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí, rủi ro cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. 

  • Liên hệ với Quỹ Bảo lãnh tín dụng để đề nghị bảo lãnh nếu không có tài sản thế chấp – Hiểu rõ tình trạng luân chuyển dòng tiền và vấn đề thâm hụt vốn lưu động, giải phóng tiền mặt từ các hóa đơn xuất khẩu, nâng cao hiệu quả các khoản thu, giảm chi phí xử lý thanh toán, tận dụng nguồn vốn doanh nghiệp dư thừa mà vẫn đảm bảo khả năng tiếp cận tiền mặt, giảm rủi ro và duy trì lợi nhuận…

  • Quản lý chuỗi cung ứng, thanh toán an toàn cho các nhà cung cấp, tận dụng uy tín của người mua để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng… 

2. Đối với ngân hàng:

  • Tăng cường tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ chính thức hoặc thông qua các chương trình, dự án của các tổ chức, tạo nguồn với lãi suất thấp… 

  • Xem xét, đẩy mạnh việc cho vay thông qua tín chấp, đánh giá hiệu quả và lợi nhuận của các dự án đầu tư để cấp vốn cho các doanh nghiệp vừa vả nhỏ.

  •  Chủ động ngồi lại với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đánh giá lại các khoản nợ, bàn bạc, gia hạn nợ, đáo nợ, cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất.

  •  Kết hợp nhiều sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng để hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ các doanh nghiệp quản trị hiệu quả hơn, nắm bắt các điều kiện thị trường đầy đủ hơn, kịp thời hơn.

  •  Cơ cấu lại nợ, giãn nợ, ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu những doanh nghiệp này chứng minh được các nguồn thu để trả nợ ngân hàng; phát triển hình thức thuê tài chính để giúp doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới công nghệ.

  •  Tạo ra những sản phẩm riêng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và huy động các nguồn vốn doanh nghiệp dài hạn dành cho khu vực này. 

3. Đối với cơ quan quản lý nhà nước:

  • Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cung ứng vốn qua nghiệp vụ thị trường mở và nghiệp vụ tái cấp vốn để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt để điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, nhằm tạo điều kiện tối đa để những doanh nghiệp vừa và nhỏ được ưu tiên về vốn vay.

  •  Nhà nước cần có chính sách khuyến khích ngân hàng Thương mại có tỷ lệ dư nợ tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mức cao.

Tại khóa huấn luyện “ Chiến lược vốn Doanh nghiệp” do Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME) đã phối hợp cùng Công ty VERCO tổ chức anh/chị sẽ được tryuền BÍ KÍP huy động vốn doanh nghiệp, sử dụng tối ưu nguồn vốn doanh nghiệp để nâng tầm thành ‘ÔNG LỚN”.

Đồng thời khoá học còn giúp cộng đồng chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư nắm được đầy đủ các kiến thức về vốn, kỹ năng Quản lý doanh nghiệp thông minh trong thời kỳ Chuyển đổi số quốc gia. Góp phần xây dựng “Thành phố thông minh” hùng cường cho SMEs.

Với phương pháp huấn luyện “Cầm tay chỉ việc” và truyền tải kiến thức, bài học kinh nghiệm được Chuyên gia tài chính Nguyễn Kim Hùng đúc kết được trong hành trình hơn 12 xây dựng và điều hành doanh nghiệp từ con số 0.

Chi tiết xem ngay tại: ĐÂY

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận