Việt Nam đang ở đâu trong bản đồ nền kinh tế số hóa toàn cầu?

Việt Nam đang ở đâu trong bản đồ nền kinh tế số hóa toàn cầu?

adminquantri

0 Bình luận

01/11/2020

Nhận thấy sự tăng trưởng chóng mặt và sự ảnh hưởng to lớn của nền kinh tế số đối với kinh tế quốc gia. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 52/NQ-TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0. Cùng với sự nhìn nhận đúng đắn về định hướng phát triển kinh tế trong tương lai chúng ta đã đạt được những thành tựu rất đáng ngưỡng mộ. Với những thành tựu đã đạt được như hiện tại, chúng ta đang đứng ở đâu trên bản đồ kinh tế số hóa toàn cầu.

Tình hình phát triển nền kinh tế số hóa tại Việt Nam

So với thế giới, Việt Nam bắt đầu tập trung phát triển kinh tế Thị trường khá muộn. Tuy nhiên với năng lực nhạy bén, chúng ta đã nhanh chóng hòa nhập và thay đổi một cách sâu rộng dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đồng thời những con số tăng trưởng kinh tế cũng không ngừng tăng lên.

Những hoạt động phát triển kinh tế của chúng ta trong những năm gần đây không chỉ đơn thuần là trao đổi hàng hóa giữa người với người mà dựa trên các công nghệ kỹ thuật số hay còn gọi là nền kinh tế số (kinh tế web, kinh tế Internet hay kinh tế mới). Sự phát triển của mô hình này dựa trên các công nghệ kỹ thuật số hiện đại. Kinh tế số bao gồm các thị trường kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số để giúp cho việc giao dịch, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua thương mại điện tử được dễ dàng hơn.

Việt Nam đang ở đâu trong bản đồ nền kinh tế số hóa toàn cầu?

Tình hình phát triển nền kinh tế số hóa tại Việt Nam

Do có định hướng phát triển kinh tế từ sớm nên hiện tại chúng ta đã có những bước chuyển biến đột phá trong mô hình kinh doanh. Xuất phát từ thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội (Facebook, instagram), giải trí (Netflix, Pinterest), đến GTVT (Uber, Grab) đến phân phối, bán buôn và bán lẻ (Lazada, Shoppe, Sendo)…

Xem thêm: Lĩnh vực kinh doanh công nghệ được định vị phát triển nhất năm 2020

Những bước tiến mới này đã giúp phát triển của kinh tế số hóa trong đời sống của người dân Việt Nam những năm gần đây rất hiệu quả. Vì trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trên toàn cầu đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ đã tạo điều kiện cho kinh tế số hóa của các doanh nghiệp Việt phát triển thuận lợi. Đồng thời cũng tạo thêm nguồn động lực lớn để từng bước tham gia vào chuỗi công nghệ toàn cầu, hòa nhịp cùng guồng quay kỹ thuật số của thế giới.

Vậy nước ta đang ở vị trí nào trong nền kinh tế số hóa và cần làm gì để phát triển kinh tế số hóa, hòa nhập vào guồng quay đó?

Vị trí của Việt Nam trong nền kinh tế số hóa toàn cầu

Trong một nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của Đại học Tufts (Mỹ) đã cho thấy hiện nay Việt Nam đang là một trong những quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi số nhanh chóng. Trong bảng xếp hạng này, chúng ta đang đứng ở vị trí 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh nhất trên thế giới. Đồng thời chúng ta cũng đang đứng ở vị trí 22 về tốc độ phát triển số hóa. Những con số này đã chứng tỏ sự thay đổi lớn trong mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Vị trí này cho thấy kinh tế số hóa là bước ngoặt lớn giúp kinh tế – xã hội Việt phát triển lên một tầm cao mới.

Vị trí của Việt Nam trong nền kinh tế số hóa toàn cầu

Vị trí của Việt Nam trong nền kinh tế số hóa toàn cầu

Bên cạnh đó theo các chuyên gia thì Việt Nam đang sở hữu lợi thế về nguồn lực con người và sự ủng hộ của Chính phủ. Cụ thể là hàng loạt các quyết định, chỉ thị được chính phủ ban hành như:

  • Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4;
  • Ban Chấp hành TW Đảng ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn 2045;
  • Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 52/NQ-TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0

Chính sự ủng hộ mạnh mẽ của nhà nước về phát triển kinh tế số đã tạo động lực mạnh mẽ giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế số hóa mạnh mẽ hơn nữa.

Giáo sư Nguyễn Đức Khương – Chuyên ngành tài chính Đại học IPAG của Pháp đã cho rằng “Chúng ta cần xây dựng nền tảng kinh tế số hóa tại doanh nghiệp và tại quốc gia của mình. Nếu như các doanh nghiệp trên thế giới đã bắt đầu đi vào việc kinh tế số hóa và họ chuyển hóa về số hóa rất nhanh, thì mọi phương tiện liên lạc, truyền thông và công tác vận hành đều thông qua công nghệ và các công nghệ phụ trợ. Vì vậy nếu chúng ta không nằm trong các công nghệ phụ trợ đó thì rõ ràng chúng ta không thể trở thành đối tác của họ được”.

Xem thêm: Bài học phát triển nền kinh tế số từ Hàn Quốc dành cho mục tiêu phát triển mới tại Việt nam

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận