Vì sao Google và các tập đoàn lớn trên thế giới lại lựa chọn sử dụng giải pháp số OKR?
adminquantri
0 Bình luận
15/09/2020
I/. Mở đầu
OKR (Objectives and Key Results) là một phương thức quản lý biến thể của Quản lý theo mục tiêu, được sinh ra và áp dụng lần đầu tiên bởi Andy Grove tại Intel vào cuối những năm 1970.
Vào năm 2000, John Doerr đã mang OKRs đến với 2 nhà sáng lập của Google – Larry Page và Sergey Brin bằng một buổi thuyết trình được thiết lập theo đúng quy trình OKRs với các mục tiêu và kết quả then chốt rõ ràng.
Sau buổi thuyết trình chỉ vỏn vẹn 90 phút, 2 nhà sáng lập của Google đã lựa chọn OKRs như một phương pháp quản trị được thống nhất áp dụng tại Google. Cũng nhờ quyết định này, OKRs chính thức đồng hành cùng Google và đưa doanh nghiệp này trở thành một “gã khổng lồ” công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay.
Với sự thành công trong áp dụng OKRs vào mô hình quản lý của Google, phương pháp quản trị OKRs cũng truyền cảm hứng động lực cho rất nhiều công ty trong giới công nghệ phần mềm khác như: AOL, Dropbox, LinkedIn, Oracle, Twitter…Không những thế OKRs còn được các công ty ngoài thung lũng Silicon Valley áp dụng như: BMW, Disney, Samsung… Và cả những tổ chức phi lợi nhuận như quỹ Bill & Melinda Gates, Foundation…
Ngày nay, OKRs đang được ứng dụng tại rất nhiều các doanh nghiệp với kỳ vọng tạo ra những phát triển đột phá, mang lại hiệu quả cao trong quản trị doanh nghiệp.
II/. Vậy OKR là gì?
OKR: Objective and Key Result hiểu đơn giản là phương pháp Quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt, trong đó:
-
Mục tiêu (Objectives) để chỉ mục tiêu dài hạn, mục tiêu lớn của doanh nghiệp
-
Kết quả then chốt (Key Results) là cách doanh nghiệp dùng để đạt được những mục tiêu đó.
Chức năng chính của OKR là kết nối các mục tiêu của toàn bộ công ty, phòng ban và cá nhân nhằm đặt ra những kế hoạch cụ thể. OKR giúp:
-
Duy trì tầm nhìn của công ty bằng cách luôn đề ra những mục tiêu cần đạt được cho các nhân viên.
-
Có thể lưu trữ, cũng như kiểm tra tiến độ của công việc đang diễn ra như thế nào.
III/. Nguyên lý hoạt động và cấu trúc của OKR
OKR hoạt động trên những nguyên lý:
-
Hiệu Suất: OKR không dùng để đánh giá hiệu suất làm việc .
-
Minh bạch: Mọi nhân viên thuộc doanh nghiệp đều được biết và theo dõi OKR.
-
Đo lường được: Kết quả then chốt phải định lượng và đo lường được.
-
Tham vọng: Mục tiêu đặt ra phải cao hơn ngưỡng năng lực
Cấu trúc của OKR được xây dựng xoay quanh yếu tố Mục tiêu và kết quả then chốt và trong mỗi yếu tố sẽ đi kèm câu hỏi tương ứng.
-
Mục tiêu: nơi cần đến là gì
-
Kết quả then chốt: làm cách nào để đi đến đó
Có thể hiểu đơn giản thì mục tiêu sẽ được đặt ra cho các cá nhân, các phòng ban và kết quả then chốt sẽ là bước đo lường cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra. Hệ thống này được áp dụng xuyên suốt bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp.
Từ đó tạo ra một mối liên kết giữa các tầng lớp của doanh nghiệp và tác động lên nhau giúp mọi người có chung một chí hướng để làm việc hiệu quả hơn.
IV. Tìm OKRs ở đâu?
Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu và ứng dụng OKR vào quy trình quản trị doanh nghiệp thì Workshop: ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP SỐ – QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THEO OKR & KANBAN do Verco tổ chức là một lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp của bạn.
WORKSHOP ứng dụng giải pháp số QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP theo OKR & KANBAN mang đến cho bạn cơ hội:
-
Trao đổi, tiếp cận và đồng hành cùng các diễn giả, chuyên gia công nghệ hàng đầu tại Kim Nam Group
-
Cơ hội hợp tác, phát triển giữa tâm dịch Covid-19 cùng cộng đồng doanh nghiệp đa dạng lĩnh vực, ngành nghề
-
Thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp, được các “cầm tay chỉ việc”, áp dụng hiệu quả các phương pháp quản trị vào vận hành doanh nghiệp
-
Tham dự hoàn toàn MIỄN PHÍ – Có sự bảo trợ truyền thông của Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Trải nghiệm MIỄN PHÍ phần mềm công nghệ quản trị doanh nghiệp 4.0
Đăng ký tham gia NGAY!
Chia sẻ