Vay vốn là con dao hai lưỡi – Giải pháp tài chính thông minh trong mọi tình huống

Vay vốn là con dao hai lưỡi – Giải pháp tài chính thông minh trong mọi tình huống

adminquantri

0 Bình luận

02/03/2020

Phân loại theo nhu cầu của người sử dụng, giải pháp tài chính sẽ nhằm vào 3 mục tiêu: Đầu tư vào tài sản, vay để tiêu dùng và tìm nguồn tài chính để trang trải nhu cầu khẩn cấp, quan trọng.

Giải pháp tài chính phục vụ hoạt động đầu tư

Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp nhằm mục đích chính là đầu tư và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây còn được gọi là đòn bẩy tài chính – Công cụ rất hiệu quả phục vụ cho các hoạt động duy trì và phát triển của doanh nghiệp. Tham khảo: Phân tích tài chính dự án đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính dự án

Ví dụ: A có vốn là 100 đồng, đầu tư đạt tỷ suất lợi nhuận 15%/năm, sẽ thu được lợi nhuận là 15 đồng. Giả sử A vay thêm 120 đồng, lãi suất 10%/năm, tiền lãi A phải trả sẽ là 12 đồng. Như vậy A sẽ có tổng số vốn là 220 đồng.

Với tỷ suất lợi nhuận 15%, thì A sẽ thu được lợi nhuận từ 220 đồng này là = 220*15% = 33 đồng.

Sau khi trả 12 đồng tiền lãi vay, A vẫn còn = 33 – 12 = 21 đồng lợi nhuận.

Như vậy, tỷ suất lợi nhuận của A đã tăng lên = 21/100 = 21%, vượt 40% so với mức 15% nếu như không vay.

Giải pháp tài chính phục vụ hoạt động đầu tư

Do đó, vay vốn hay huy động vốn đầu tư được xem là đòn bẩy tài chính mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp và doanh nghiệp luôn cố gắng áp dụng ở mức tối ưu nhất. Chính vì vậy mà trong giới doanh nhân vẫn thường truyền miệng nhau câu nói “Chưa biết vay là chưa biết kinh doanh/đầu tư”.

Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng giải pháp này cũng không phải là “bước cờ” thông minh của cá nhân hay doanh nghiệp.

Ta lấy lại ví dụ trên, thay vì chỉ vay 80 đồng như ban đầu, doanh nghiệp lại vay 300 đồng.

Giả sử A đạt tỷ suất lợi nhuận 15%, thì với tổng số vốn = 300+100 = 400 đồng, số lãi A sẽ nhận được khi trả lãi vay là = 400*15% = 60 đồng. Như vậy A phải trả lãi vay = 300*10% = 30 đồng, còn lại 30 đồng lãi sau vay. Nghĩa là A đạt được tỷ suất sinh lợi sau vay là = 30/100 = 30%, gấp đôi tỷ suất sinh lợi nếu không vay.

Kết luận: Khi đòn bẩy tài chính càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng càng cao.

Về mặt nguyên tắc, nếu bạn muốn vay tiền nhằm vào mục đích đầu tư vào những “tích sản” được kỳ vọng sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn lãi vay. Ví dụ như một số hình thức cho vay và đầu tư như sau: đầu tư vào cổ phần doanh nghiệp, đầu tư chứng khoán, đầu tư cho vay ngang hàng, mua ô tô cho vay, mua căn nhà đầu tiên, hoặc mua nhà cho thuê hoặc bán lại

Thông thường, các khoản vay sẽ theo hình thức vay dài hạn hoặc trả góp. Tuy nhiên, khi áp dụng giải pháp này, chúng ta phải lưu ý một số vấn đề sau:

  1. Chọn ngân hàng có lãi suất cạnh tranh, đảm bảo uy tín. 
  2. Đánh giá mức lãi suất cho vay trong cả thời gian là bao nhiêu? So sánh lãi suất vay trong cả thời gian trả nợ.
  3. Chỉ vay ở trong mức độ thuộc khả năng trả nợ của mình để chuẩn bị cho những trường hợp rủi ro nhất.
  4. Không bao giờ tính quá sát số lãi phải trả. Ví dụ bạn có tổng thu nhất là 60 triệu, sau kkhi trừ đi các chi phí sinh hoạt cần thiết là 35 triệu, quỹ dự phòng 5 triệu như vậy bạn sẽ còn lại 20 triệu. Như vậy bạn phải tính toán nếu vay ngân hàng thì chỉ dùng trong khoảng từ 12-15 triệu và đủ. Bởi vì nếu tính mọi thứ sát quá thì chúng ta sẽ rất khó khăn trong việc trả lãi vay.

Giải pháp tài chính phục vụ cho tiêu dùng

Robert Kiyosaki, tác giả bộ sách “cha giàu cha nghèo,” chia tài sản ra làm 2 loại: Tích sản và Tiêu sản. Theo đó  “Tích sản” là những tài sản giúp cá nhân tích lũy tiền” chẳng hạn như ô tô dùng để cho thuê là chính, đi lại cá nhân là phụ. “Tiêu sản” là những tài sản tốn tiền, và không giúp sinh ra tiền”, chẳng hạn như ô tô dùng đi lại thì ít mà thể hiện thì nhiều.

Giải pháp tài chính phục vụ hoạt động đầu tư

Ông Kiyosaki cũng khuyên mọi người, nếu không phải ở trường hợp quá cần thiết thì tuyệt đối không nên vay tiêu dùng. Trên thực tế có nhiều người chỉ vì muốn bằng bạn bằng bè, muốn được dùng điện thoại xịn, mua nhiều quần áo sành điệu,… đã không ngại đi mua tiêu dùng để phục vụ cho mục đích của mình. Nhưng do chi tiêu vào những khoản không thể sinh ra lợi nhuận nên việc chi trả khó khăn. Thậm chí là không thể trả nổi khoản nợ của mình.

Hay nói một cách khác thì đây là một giải pháp thiếu thông minh. Bạn đang dùng tiền của tương lai để mua nhu cầu tiêu dùng, sự sung sướng hiện tại, mà chúng ta còn mua với giá quá ĐẮT.

Xem thêm: Tin tức tài chính doanh nghiệp

Giải pháp tài chính để giải quyết nhu cầu cần thiết

Chúng tôi vừa khuyên bạn không vay tiền tiêu dùng nhưng trong những trường hợp cần thiết các giải pháp tài chính vẫn rất quan trọng. Tuy nhiên, khi vay tiền, các bạn vẫn phải chú ý một số vấn đề:

  1. Không vay với lãi suất quá cao để có khả năng chi trả vì phần lớn những trường hợp vay vốn này nếu không có khả năng sinh lời. Do đó nếu lãi suất quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả về sau. Do đó cần phải biết nói không với những nơi cho vay vốn với lãi suất > 20%/năm.
  2. Không vay ngắn hạn để giải quyết việc dài hạn.

Giải pháp tài chính để giải quyết nhu cầu cần thiết

Cách thoát ra vòng xoáy nợ nần, là chúng ta đối diện với sự thật. Giải pháp tài chính thông minh trong trường hợp này là trước khi vay vốn, chúng ta phải đánh giá lại tài sản và dòng tiền mình có để đưa ra quyết định phù hợp. Đồng thời nên cố gắng hạn chế nhu cầu nằm ở mức độ cho phép hoặc hy sinh một phần khối tài sản đang có của mình. Ví dụ, bạn đang ở trong ngôi nhà giá 6 tỷ thì bạn hãy chuyển đến căn nhà có giá trị 2-3 tỷ, chuyển từ chiếc xe 2 tỷ xuống dòng xe 7-800 triệu,… Hãy biết điều tiết cuộc sống của mình một cách thông minh nhất để giảm thiểu nhu cầu đi vay.

Hãy biết tìm cách đưa ra những giải pháp tài chính tối ưu bằng cách luôn luôn kiểm soát các khoản vay của mình và quản trị rủi ro. Các giải pháp cần nằm trong khả năng chi trả của mình, chắc chắn khi có trường hợp xấu nhất xảy ra bạn cũng sẽ có thể chi trả được khoản vay của mà không gặp phải những trường hợp bất khả kháng.

Xem thêm: Xây dựng chiến lược tài chính toàn diện là con đường duy nhất để doanh nghiệp phát triển

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận