“Tử Huyệt” trong quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp

“Tử Huyệt” trong quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp

adminquantri

0 Bình luận

02/12/2020

Dòng tiền được ví như dòng máu của doanh nghiệp, qua điều đó có thấy được tầm quan trọng của dòng tiền đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để quản trị dòng tiền hiệu quả, nhà quản lý phải tìm ra được  “tử huyệt” gây ứ tắc dòng máu và các hoạt động vận hành, sản xuất, kinh doanh đều sẽ bị ngừng trệ. Để tránh được nguy cơ này chủ doanh nghiệp nhất định phải nắm rõ được “tử huyệt” của dòng tiền nằm ở đâu để tìm cách khai thông một cách hiệu quả.

Doanh nghiệp quản lý dòng tiền thiếu hiệu quả do không thu hồi được nợ

Thông thường, một doanh nghiệp đang ở trạng thái bình thường và muốn hoạt động một cách có hiệu quả, người quản trị dòng tiền sẽ được chia thành 2 phần. Dòng tiền nội bộ sinh ra sẽ tài trợ một phần để duy trì hoạt động và vận hành của doanh nghiệp. Phần còn lại sẽ được sử dụng vào các hoạt động mở rộng kinh doanh, đầu tư mới, từ đó tối ưu được giá trị công ty theo quy luật lãi kép.

Doanh nghiệp quản lý dòng tiền thiếu hiệu quả do không thu hồi được nợ

Nhưng khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng suy thoái, các nhà quản lý, CEO lại chỉ cần tiền chỉ quan tâm sử dụng dòng tiền để duy trì bộ máy, hoặc giữ thế cạnh tranh so với các đối thủ. Trong trường hợp này, tài chính của doanh nghiệp vẫn chưa được quản lý và sử dụng có hiệu quả.

Nếu doanh nghiệp không thể thu hồi được nợ và có những chính sách thu hồi nợ hiệu quả thì dù kinh doanh có phát đạt đến mấy thì cũng được xem như “đã chết” trong tài sản xấu hoặc không sinh lời khi các chi phí cơ hội mà doanh nghiệp không thể tận dụng được. Nếu doanh nghiệp vẫn không thể quan lý được dòng tiền hiệu quả lại không có biện pháp thu hồi nợ xấu thì đó chính là tử huyệt của các doanh nghiệp SMEs. Khi khó khăn này sẽ chồng chất những khó khăn khác thì doanh nghiệp bị “gãy” chỉ là chuyện sớm hay muộn mà thôi.

Ví dụ điển hình như vụ kiện giữa CTCP H. với CTCP F. với khoản nợ 213 tỷ đồng, có thư xác nhận công nợ và đã được hạch toán, đã đưa lên Báo cáo tài chính (kiểm toán).

Nợ phải thu quá hạn không phải là câu chuyện mới đối với H. khi doanh nghiệp này hạch toán “khá tích cực” doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn tăng trưởng nhanh của ngành xây dựng. Ðây cũng là một điểm đáng lưu ý cho các kiểm toán viên về tính pháp lý của một giao dịch kinh tế. Từ câu chuyện của H. và C. – một doanh nghiệp xây dựng lớn khác, nhìn vào dòng tiền có thể thấy được mô hình kinh doanh, chính sách kế toán của các doanh nghiệp này.

Phương hướng giải quyết vấn đề không thu hồi được nợ :

Mặc dù việc sử dụng đòn bẩy tài chính, cụ thể ở đây là vay nợ không được khuyến khích nhiều và phải là những người lãnh đạo rất kỷ luật, có kinh nghiệm lâu năm mới có thể sử dụng, phân bổ hiệu quả và không bị sa lầy vào câu chuyện ngắn hạn. Nhưng có một điểm khác biệt rất lớn giữa 2 cách sử dụng nợ này:

– Dùng nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh hiện tại, đối với các lãnh đạo có chuyên môn hẹp trong số ít ngành nghề, họ ưu tiên phân bổ vào ngành mang lại thu nhập căn bản;

– Dùng nợ để mua lại các mảng kinh doanh khác có hiệu quả thực sự chứ không nhằm mục đích mở rộng quy mô doanh nghiệp. Sau đó dùng dòng tiền mạnh của những mảng kinh doanh đó để ngay lập tức trả bớt nợ, giữ hệ số nợ ở mức thận trọng, chấp nhận được tùy theo kinh nghiệm và độ chắc chắn.

Không có chiến lược nào là hiệu quả hơn một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, cách sử dụng nợ thứ hai đòi hỏi CFO phải có kỹ năng, chuyên môn và những góc nhìn “sắc sảo” của ban lãnh đạo như một nhà đầu tư. 

Dòng tiền duy trì “sự sống” của doanh nghiệp phụ thuộc nợ vay

Đây không phải là trường hợp hiếm hoi trong các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp SME. Điển hình đáng chú ý nhất là cách quản lý dòng tiền Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ). Với sự kiện cách đây không lâu, PNJ đã công bố lãi sau thuế 710 tỷ đồng sau 8 tháng đầu năm 2019, tăng 12% so với cùng kỳ. Thực ra, tính toán lại riêng lợi nhuận tháng 7 và 8/2019 đều thấp hơn cùng kỳ, tới cuối tháng 8 mới mở được 23/40 cửa hàng theo kế hoạch.

Dòng tiền duy trì "sự sống" của doanh nghiệp phụ thuộc nợ vay

Sau 6 tháng kể từ khi chính thức sử dụng hệ thống ERP, PNJ đã gặp phải nhiều trục trặc. Đỉnh điểm là số lượng nhân sự nghỉ việc lên tới hơn 1.000 người (chiếm hơn 15% số lượng nhân sự đang làm việc). Điều khiến cho các nhà đầu tư bối rối đó là PNJ từ một công ty bán lẻ hàng đầu về vàng bạc đá quý, đang trên đà tăng trưởng rất nhanh trên 20%/năm bỗng bị “chệch đường ray” gây ra khủng hoảng lớn cho doanh nghiệp.

Trong lúc khó khăn nhất, người đứng đầu PNJ đã đưa ra thông điệp chấp nhận thay đổi, bao gồm cả các nhân sự chủ chốt nghỉ việc, và đây được xem như phần mất mát tất yếu phải xảy ra.

Với một tổ chức xem trọng triết lý con người – văn hóa – kỷ luật như PNJ thì việc thay đổi là vấn đề khá lớn đối với doanh nghiệp. Bởi việc tuyển dụng, đào tạo lại nhân sự, đặc biệt là nhân chủ chốt không phải vấn đề đơn giản.

Nhưng việc áp dụng công nghệ số, tích hợp hệ thống ERP sẽ giúp việc vận hành doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn, giá trị của doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên, do hệ thống gần đây bị lỗi kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đầu nguồn sản xuất bị lỗi. Điều này tác động rất lớn đến khâu bán hàng, khiến nhiều khách hàng phản ánh về việc đặt hàng.

Những vấn đề này dẫn việc điều tiết tài chính gặp phải nhiều vấn đề khó khăn. Việc sử dụng nhiều khoản nợ ngắn hạn để quay vòng hàng tồn kho và tài trợ cho vốn lưu động thì khi doanh số đột ngột sụt giảm chắc chắn doanh nghiệp sẽ buộc phải sử dụng thêm nợ. Do lúc này dòng tiền bán hàng điều chuyển về trụ sở đã không đủ để mua thêm nguyên vật liệu, thanh toán chi phí vận hành, mà chỉ quanh quẩn trong những chi phí dở dang và thành phẩm chưa được đưa ra ngoài thị trường.

Xem thêm: Cấu trúc vốn – Xương sống vững chắc giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Mặc dù trường hợp này không hẳn nghiêm trọng như trong công nợ phải thu, bởi hàng hóa là trang sức nên có tính thanh khoản cao. Nhưng nhà đầu tư cần chú ý rằng, hàng tồn kho thường được thế chấp một phần để vay vốn tại các ngân hàng, nên việc xử lý không hề đơn giản và mất nhiều thời gian.

Trong khi tất cả đều hướng tới một mục tiêu tăng trưởng nhanh như “tàu cao tốc”. Thì dòng tiền lúc này chính là “nhiên liệu” vận hành nếu không có thì không tàu không thể chạy, song song với đó là phải xử lý những vấn đề tồn đọng của việc tăng trưởng nóng và chuyển đổi.

Làm như thế nào để doanh nghiệp sống không phụ thuộc vào nguồn vay

Ngày 29/8/2019, HÐQT PNJ đã họp và thông qua hạn mức tín dụng mới 800 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn lưu động, đồng thời bảo lãnh cho các công ty con của PNJ với hạn mức vay 400 tỷ đồng. Tăng vay nợ là điều được dự báo trước trong bối cảnh lưu chuyển tiền thuần trong 6 tháng đầu năm 2019 của PNJ tăng mạnh.

Mặc dù trang sức không phải là mặt hàng thiết yếu nhưng với chiến lược phát triển của doanh nghiệp, PNJ đã xây dựng được một mạng lưới phủ rộng và một thương hiệu rất mạnh trong tâm trí khách hàng. Ðây là lợi thế cạnh tranh giúp PNJ vượt qua những giai đoạn khó khăn.

Bài học mà cá CEO, Founder, các nhà quản lý doanh nghiệp phải năm được ở đây là ngay cả với một công ty đầu ngành, thương hiệu mạnh, hàng tồn kho với thanh khoản cao, dòng tiền vẫn là yếu tố cần tập trung hàng đầu khi tính toán các kế hoạch tài chính. Do đó, các nhà đầu tư phải luôn ghi nhớ rằng: “không có miếng pho-mát nào dễ ăn cả”.

Cứ gặp vấn đề về dòng tiền là lại đổ lỗi cho hoàn cảnh

Ngoại cảnh tác động từ vĩ mô tới ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do đó khi có vấn đề về ngoại cảnh thì tác động thì hầu hết các công ty trong cùng lĩnh vực đều gặp phải những vấn đề tương tự như nhau. Lúc này hầu hết các doanh nghiệp đều có chung suy nghĩ nhìn đối thủ để hành động hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh gây ra là không tìm phương hướng giải quyết.

Cứ gặp vấn đề về dòng tiền là lại đổ lỗi cho hoàn cảnh

Việc “ tích cực đổ lỗi” cho hoàn cảnh chính là “điểm tử” đánh dấu sự khởi đầu cho cái “chết” của doanh nghiệp. Trên thực tế, sự khác biệt giữa các công ty tới từ cách thức quản trị nguồn vốn và dòng tiền chết trong hàng loạt tài sản cố định không được vận hành hiệu quả với giá trị rất lớn.

Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều doanh nghiệp phải tái cấu trúc, thanh lý các loại tài sản khác nhau. Cũng là bài học lớn về dòng tiền của doanh nghiệp. Chúng ta cũng có thể hiểu sâu xa hơn nữa thì đó là cách tư duy độc lập về quản trị, cơ chế hoạt động, chiến lược của chủ doanh nghiệp.

Học hỏi từ cách sử dụng và quản trị dòng tiền của Warren Buffett nhận biết thêm tầm quan trọng của dòng tiền để tìm ra phương pháp của các nhà đầu tư huyền thoại. Đó cũng là lý do mà khoản mục đầu tiên mà ông chú ý  đến trong Bảng cân đối kế toán đó là tiền và nguồn tạo ra những khoản tiền đó. Cũng vì vậy mà Tập đoàn Berkshire Hathaway luôn lựa chọn đầu tư vào thì các CEO của các công ty này đều có chung quan điểm về tối ưu dòng tiền.

Thế giới kinh doanh đầy rẫy những rủi ro, bất định thì các doanh nghiệp cũng cần quản trị dòng tiền để giúp tạo ra sự chủ động cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vượt qua được những giai đoạn khó khăn và có thể là người sống sót, về đích sau cùng.

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận