Tìm nguồn vốn khởi nghiệp – Bài toán muôn thuở của các Startup
adminquantri
0 Bình luận
20/02/2020
Nói về câu chuyện khởi sự, hầu hết mọi người đều đặt ra câu hỏi: tôi có rất nhiều ý tưởng nhưng không tìm được nguồn vốn để đầu tư và không thể triển khai nó? Với số vốn nhỏ chỉ có 5trđ, 20tr, 30tr… tôi có thể kinh doanh cái gì?,… Có thể thấy các câu hỏi của họ đầu xoay quanh vấn đề: làm sao để có tiền xây dựng sự nghiệp? Vậy thì các bạn có tìm ra một số giải pháp trong nội dung dưới đây.
Vốn của bản thân và người đồng hành
Nguồn vốn vững mạnh nhất để gây dựng sự nghiệp thành công và an toàn đó chính là lấy từ tiền của bản thân mình mà ra. Ngoài tiền tiết kiệm, các bạn có thể tìm thêm ở một số nguồn lực thân thiết, huy động vốn từ những thân trong gia đình, từ bạn bè thân thiết ở xung quanh. Đây là những nguồn huy động an toàn nhất với chi phí vốn (lãi) cũng rẻ, lợi hơn rất nhiều. So với nguồn vốn vay Ngân hàng và các tổ chức tài chính thì những người khởi nghiệp rất khó tiếp cận.
Ngoài ra, các bạn còn có thể tìm thêm những cộng sự hợp tác với mình, bạn chia sẻ cho họ kế hoạch, ý tưởng kinh doanh của bạn, đổi lại họ sẽ có thêm 1 người đồng hành, một người chịu trách nhiệm trong sự nghiệp.
Tuy nhiên, trước khi quyết định lựa chọn người cộng sự đồng hành còn cần thời gian để đánh giá “sự phù hợp” về tính cách, thái độ, sự quyết tâm, và có chung một tham vọng – mục tiêu hướng đến thì các bạn hoàn toàn có thể cùng nhau hợp tác và làm nên “Đại sự”. Đây là cách huy động tuyệt vời và rất an toàn cho dự án khởi nghiệp nhỏ. Giả sử dự án khởi nghiệp của bạn cần 50 triệu tiền vốn để bắt đầu khởi sự kinh doanh, Nhưng trong tay bạn hiện tại chỉ có 10 triệu và nếu hợp tác với 3 người nữa mỗi người góp 10 triệu là đã có 30 triệu. Như vậy, còn thiếu 20 triệu nữa thì 3 người có thể tìm những giải pháp huy động vốn khác hoặc áp dụng một giải pháp huy động vốn thông minh của những người kinh doanh.
Bạn cần biết: “Tử Huyệt” trong quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp
Tìm vốn bằng cách vay mượn đối tác
Nghe thì có vẻ kỳ lạ, không ai muốn cho đối tác biết tình hình kinh tế của. Một người thông minh muốn xây dựng ý tưởng phát triển thành một doanh nghiệp thì bạn phải có bản lĩnh để đối tác sẵn sàng cho bạn vay bằng những phương pháp thông minh nhất.
Ví dụ, bạn có thể thỏa thuận với một đại lý gần nhà rằng bạn sẽ bán hàng cho họ (thường là bán hàng online giao hàng tận nhà) khi nào có khách đặt mua sẽ ra đại lý hay siêu thị của họ lấy hàng và giao cho khách, ăn chênh lệch giá và phí giao hàng…
Chúng ta cũng có thể đăng bán một sản phẩm nào đó mà bạn đã biết nguồn và chắc chắn sẽ nhập được, với thỏa thuận rằng khách hàng phải đặt cọc trước bao nhiêu % giá trị đơn hàng, rồi bạn mang số tiền đó đi nhận hàng và giao cho khách…Tất cả là ở sự nhạy bén của bạn.
Xem thêm: 7 Cách quản trị nguồn vốn hiệu quả không phải doanh nghiệp nào cũng nắm được
Huy động vốn bằng cách mượn vốn của khách hàng
Câu chuyện này chắc chắn đã không còn xa lạ với những người kinh doanh lâu năm hoặc đã tìm hiểu về chiến lược nguồn vốn. Hình thức mượn vốn của khách hàng hay nói cách đơn giản hơn là tiền đặt cọc trước của khách hàng.
Bài toán này đã được BigC thực hiện trong rất nhiều năm nay và thực tế nó đã mang lại sự thành công rất lớn. Nhưng BigC mượn tiền vốn của khách hàng bằng cách nào?
Bạn nói xem, khách hàng của Big C là ai? Đó chính là chúng ta! Lúc này bạn sẽ đặt ra câu hỏi tôi chưa bao giờ cho big C vay mà họ cũng chẳng bao giờ trả tôi, như vậy nghĩa là sao?
Hầu hết các doanh nghiệp, sau khi lấy hàng từ nhà cung cấp sẽ không trả hết 100% số tiền. Mà sau khi nhập hàng về kho và mang ra thị trường thì doanh nghiệp mới trả lại tiền cho nhà cung cấp theo thời gian quy định trong hợp đồng.
Khi Bạn đi mua hàng ở Big C sẽ có 2 hình thức thanh toán:
Nạp tiền vào thẻ thành viên và tích điểm để được mua hàng giá rẻ: Nếu bạn nạp tiền vào thẻ, như vậy trong “ngân hàng số” của Big C đã nhận được một khoản tiền nhất định của thành viên. Liệu số tiền đó có nằm chết trong tài khoản không?
Một chứng minh khác từ các doanh nghiệp bất động sản, ngay khi có mặt bằng và giấy phép xây dựng họ đã giao bán căn hộ với phần trả trước của khách hàng là 20%, xây xong phần móng khách nộp tiếp 20%, xây đến tầng 20 nộp tiếp 20%, xây xong thô nộp tiếp 20%, đến khi bàn giao nhà nộp số còn lại. Như vậy có phải là khách hàng đã thanh toán hết tiền thi công căn hộ rồi hay không?
Bạn nên biết: Phân tích dòng tiền qua nguyên tắc lưu chuyển tiền tệ doanh nghiệp
Đây là một trong những giải pháp huy động vốn rất hiệu quả đối với sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt có lợi đối với các Startup. Những vấn đề này cần được phân tích chi tiết trong chiến lược nguồn vốn doanh nghiệp và thực thi một cách bài bản và có quy trình rõ ràng.
Chia sẻ