Tìm hiểu chi tiết về tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam

Tìm hiểu chi tiết về tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam

adminquantri

0 Bình luận

09/10/2019

Trước sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp cần phải có bước “nhảy vọt” thì mới có thể theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế và bị lùi lại sau. Trước tiến bộ vượt bậc hiện nay, cần phải tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam để có thể theo kịp với các nước hội nhập nền kinh tế. 

Tái cơ cấu doanh nghiệp là gì?

Vấn đề này chúng tôi chỉ nói lại vì bài viết trước chúng tôi đã có chia sẻ chi tiết về khái niệm tái cơ cấu doanh nghiệp là gì?

Tái cơ cấu là việc xem xét và cấu trúc lại một phần hay toàn phần một tổ chức hoặc một bộ phận nào đó. Thường là các doanh nghiệp nhà nước. 

Tái cơ cấu doanh nghiệp là việc tái cấu trúc các bộ phận trong công ty, các phòng ban hoặc cắt giảm nhân công.Tái cơ cấu kinh doanh, sản phẩm, hoàn thiện các quy trình để nâng cao năng lực và năng suất hoạt động của doanh nghiệp.

Đây được coi là bước chuyển mình quan trọng của doanh nghiệp giữa việc lựa chọn lạc hậu chờ chết hay chuyển mình để tốt hơn.

Tái cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam

Tái cơ cấu doanh nghiệp là gì?

Quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp bao gồm: 

Tái cơ cấu tổ chức và quản lý, tái cơ cấu sản phẩm, thị trường và lao động. Và để làm được điều này cần phải có thời gian và lao động có kinh nghiệm cũng như nghiệp vụ chuyên môn cao để có thể đào tạo cho nhân viên của mình. Phải giúp doanh nghiệp có khả năng thích ứng với hoàn cảnh, với mô hình mới sau khi tái cơ cấu. 

Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Từ khi gia nhập WTO các doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu có báo động  “đỏ”, các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều yếu điểm và thách thức khác nhau. Nếu không tự thay đổi thì chỉ có nguy cơ chờ được “khai tử”. Vì thế, bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải có bước chuyển mình để đáp ứng được với yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Tái cơ cấu là điều sẽ xảy ra chỉ là trước hay sau thôi. 

Tái cơ cấu đòi hỏi các quản lý cấp cao của doanh nghiệp phải thay đổi lại tổ chức công ty mình, nên thu hẹp hay mở rộng ngành kinh doanh của mình và nên xóa bỏ hay thay thế các phòng ban như thế nào. Từ đó, nâng cao năng suất hoạt động, hoàn thiện quy trình làm việc và điều hành tổ chức. 

Các dự án tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam được hỗ trợ ban đầu

Mỗi một doanh nghiệp sinh ra đều phải trải qua những giai đoạn “sinh, lão, bệnh, tử.” Ở những giai đoạn khác nhau thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những bài toán rất khó nhằn về kinh doanh, những mâu thuẫn nội tại mà nếu doanh nghiệp không thể giải quyết được bài toán này thì rất khó có thể tiếp tục kinh doanh lâu dài và tồn tại trên “thương trường như chiến trường” đó.

Đứng trước thách thức đó, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn có nhận thức chưa đầy đủ về tái cơ cấu hoặc thờ ơ với việc làm mới. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều công ty đã chuyển mình thành công trong việc tái cơ cấu tổ chức. 

Đã có rất nhiều dự án thí điểm với đề tài tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam được Bộ phát triển quốc tế Vương quốc Anh tài trợ. Các dự án được chọn làm thí nghiệm đó là: Dệt may (Vinatex), Thủy sản (Seaprodex) và Cà phê (Vinacafe). Kế hoạch tái cơ cấu của dự án này được chia thành 2 giai đoạn chính.

Giai đoạn 1 kéo dài 2 năm từ 2003 – 2005 và giai đoạn 2 bắt đầu từ 2005 đến 2008. Sau khi triển khai dự án này, đã có rất nhiều bài học và kinh nghiệm về tái cơ cấu doanh nghiệp Việt được rút ra cho các doanh nghiệp khác học tập. 

 Tái cơ cấu để hội nhập tốt hơn

Tái cơ cấu doanh nghiệp để hội nhập tốt hơn

Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tái cơ cấu?

Có rất nhiều lý do dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt cần phải tái cơ cấu mà trong đó có 2 nguyên nhân chính phải kể đến đó là: 

Doanh nghiệp bước vào xu thế hội nhập phát triển. Việt Nam ngày càng có các bước tiến quan trọng về kinh tế và ngày càng nhận được sự quan tâm của các nước. Việc gia nhập WTO, ASEAN,… là điều kiện cần cho các doanh nghiệp Việt vươn mình ra biển lớn. Hòa nhập với cộng đồng kinh doanh ở các nước. Đưa thương hiệu Việt đi xa hơn. 

Do doanh nghiệp vướng mắc trong việc điều hành tổ chức. Sự yếu kém trong việc quản lý dẫn tới các kết quả kinh doanh không tốt. Sự phối hợp ở các phòng ban và hệ điều hành tổ chức gặp vấn đề. Dẫn đến năng lực cạnh tranh không còn, thị trường liên tục giảm khiến cho doanh nghiệp vướng vào tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. 

 Giải pháp tái cơ cấu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Giải pháp tái cơ cấu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Dịch vụ tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam của Verco

Nếu doanh nghiệp không có đủ năng lực để tái cơ cấu một cách mạnh mẽ thì hãy thuê ngay một đơn vị ngoài để cải cách doanh nghiệp, thổi một luồng sinh khí mới vào trong việc quản lý công ty của mình. 

Còn như nếu doanh nghiệp bạn đang gặp các khó khăn về thiếu hụt nguồn vốn, thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm hay gặp khó khăn trong việc điều hành công ty thì đã có Verco, công ty cổ phần tái cấu trúc doanh nghiệp Việt giúp đỡ bạn. 

Verco đã giúp đỡ rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tái cấu trúc thành công, giúp những doanh nghiệp này kinh doanh phát triển hơn và nguồn nhân lực tinh nhuệ hơn, vận hành trơn tru hơn. Mọi quy trình vận hành đều khép kín làm tăng năng suất lao động cho lao động. 

Tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn đang là bài toán khá nan giải. Với hơn 80% doanh nghiệp tại Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tái cơ cấu không phải là vấn đề nhỏ. Nhất là việc vận hành mô hình mới đối với những người đã quen với mô hình cũ sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, nếu không cái cách thì doanh nghiệp cũng lâm vào tình trạng chờ bị khai tử. Vì thế, tái cơ cấu doanh nghiệp là điều tất yếu phải xảy ra tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. 

Liên hệ với Verco để được tư vấn ngay: 

CÔNG TY CỔ PHẦN TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP VIỆT

Email: support@verco.vn

Số điện thoại: 0869039899

Văn phòng 1: Tầng 3, Tòa Kim Nam Group 562 Nguyễn Văn Cừ, Gia Thuỵ, Long Biên,  Hà Nội

Văn phòng 2: Tầng 4, Tòa nhà Lotter Mart, Mipec Tower, Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Đống Đa,  Hà Nội

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận