Tiêu điểm kinh tế: Cạn room tín dụng, đã đến lúc ngân hàng thay đổi khẩu vị
adminquantri
0 Bình luận
07/07/2022
Sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhu cầu về hỗ trợ tài chính trên toàn cầu gia tăng mạnh mẽ, các doanh nghiệp tăng cường tiếp cận tín dụng.
Đến tháng 6/2022, tăng trưởng tín dụng theo số liệu cập nhật của Ngân hàng Nhà nước đã đạt 8,15% so với cuối năm 2021, tương đương mức tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ tín dụng đến thời điểm hiện tại tăng gần 8% so với cuối năm 2018 và gần 14% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự ổn định và sát với mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước đặt ra từ đầu năm.
Riêng quý I/2022, tín dụng đã tăng 5,04%, mức tăng trưởng cao vượt trội so với tốc độ tăng trưởng cùng kỳ năm ngoái (mức 1,26%). Hầu như các ngân hàng đã cạn room ngay thời điểm cuối tháng 3. Việc cạn room chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng các ngân hàng, nhất là những nhà băng đã hết hạn mức. Trong khi đó, gói hỗ trợ lãi suất 2% đang được gấp rút đưa vào nền kinh tế.
Lãnh đạo các ngân hàng nhìn nhận nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng cao kể từ cuối năm 2021 và dự báo từ nay đến cuối năm sẽ vẫn tiếp tục tăng mạnh. Do đó, để đáp ứng cơn “khát vốn” cho phục hồi tăng trưởng, lãnh đạo các ngân hàng đồng loạt kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sớm nới room tín dụng phù hợp.
Ðược biết, VPBank đã được nâng lên 16% thay vì 12% như kế hoạch ban đầu; ACB, Techcombank, MB cũng tăng thêm mức 4%, từ 13% lên 17%. Có khoảng 40 tổ chức tín dụng yêu cầu nới room tín dụng và 2/3 trong đó đã nhận được câu trả lời.
Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Kim Hùng – Quyền Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam đã nêu lên những nhận định và đánh giá của mình về vấn đề trên.
Xin mời quý vị cùng theo dõi chi tiết những đánh giá của chuyên gia kinh tế Nguyễn Kim Hùng tại: https://youtu.be/lA3ic6ezimI
Chia sẻ