Thương mại xã hội – hướng đi mới cho doanh nghiệp bán lẻ

Thương mại xã hội – hướng đi mới cho doanh nghiệp bán lẻ

adminquantri

0 Bình luận

31/03/2022

Social Commerce hay thương mại điện tử trên mạng xã hội, giúp thương hiệu, nhà bán hàng tăng kết nối khách hàng, mở rộng tầm ảnh hưởng, độ phổ biến…

Đời sống số lên ngôi nhờ đại dịch

Hành vi tiêu dùng của người dân toàn cầu có sự dịch chuyển mạnh mẽ do những ảnh hưởng của đại dịch. Ngày càng nhiều người dịch chuyển lên nền tảng số và dần quen với việc sinh hoạt online quanh quẩn trong nhà suốt thời gian dài giãn cách xã hội. Mạng xã hội và các ứng dụng tin nhắn, gọi điện thoại, chia sẻ thông tin trở thành công cụ chính giúp kết nối con người với nhau.

Theo báo cáo Hootsuite công bố, tổng số người dùng internet toàn cầu vào tháng 1/2021 là 4,66 tỷ với hơn 4,2 tỷ người tham gia các nền tảng mạng xã hội hiện hữu. Đến đầu năm 2022, con số này đã chạm ngưỡng 4,95 tỷ với tỷ lệ sử dụng internet là 62,5% trên tổng dân số thế giới và 4,62 tỷ người có mặt trên mạng xã hội.

Báo cáo cho thấy có đến 192 triệu người dùng mới trên thế giới lần đầu làm quen với mạng internet. Đồng thời, các nền tảng mạng xã hội cũng ghi nhận tăng thêm 424 triệu người dùng, tính đến tháng 1/2022; chiếm 58,4% tổng dân số thế giới

Social commerce – nền tảng của cá nhân hóa

Không nằm ngoài vòng xoáy dịch chuyển nhanh chóng này, các doanh nghiệp từ đa lĩnh vực buộc phải thay đổi chiến lược để thích nghi và sớm phục hồi, quay lại đà tăng trưởng trước đại dịch. Với các doanh nghiệp bán lẻ, việc cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng đẩy mạnh.

Với việc thay đổi hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng, trải nghiệm mua hàng tại cửa hàng lẫn nền tảng trực tuyến dần được các công ty bán lẻ hợp nhất, khám phá ra hình thức tiềm năng mới thương mại xã hội (social commerce), đưa nó thành chiến lược quan trọng trong kế hoạch thương mại.

Sự thống trị của thương mại điện tử và cơ hội cho thị trường bán lẻ Việt  Nam sau COVID-19 - Chuyên trang Covid-19 ĐHQG-HCM

Reagan Kok, Giám đốc điều hành Hoorah Digital, chuyên gia về lĩnh vực marketing – quảng cáo, cho rằng những thương hiệu cố tình phớt lờ những tác động từ thương mại xã hội hiện nay “sẽ dễ gặp phải rủi ro”.

“Mạng xã hội được xem như cuộc ‘cách mạng hóa’ trong việc kết nối với khách hàng suốt thời gian dịch bệnh bùng phát. Thương mại xã hội đã góp phần nâng tầm cuộc giao dịch trực tuyến. Dù đối tượng giao dịch là gì, nó vẫn mang lại giá trị to lớn cho cả người bán lẫn người mua”, Kok cho biết.

Tiếp cận đa kênh – chìa khóa cho thương mại điện tử

Song song với sự bùng nổ của thương mại điện tử và các nền tảng trực tuyến đa kênh trong thời điểm dịch bệnh, metaverse cũng trở thành đề tài nóng, là một trong những xu hướng mới của thế giới trong năm 2022. Tuy nhiên, ông Ross Sibbald, Giám đốc thương mại Striata Africa lại cảnh báo các doanh nghiệp rằng yếu tố mới mẻ này có thể trở thành con dao hai lưỡi, nếu các doanh nghiệp không đủ thận trọng và chuẩn bị kỹ càng.

Theo ông, điều quan trọng các doanh nghiệp thương mại điện tử lẫn bán lẻ cần tập trung ở hiện tại là phát triển mối quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành của họ. Sibbald cho rằng phương pháp tiếp cận đa kênh vẫn là một trong những lựa chọn tối ưu và hữu ích ở hiện tại lẫn tương lai.

Dựa vào phân tích của loạt chuyên gia cùng số liệu về người dùng internet, các nhà bán lẻ có thể tận dụng đòn bẩy từ mạng xã hội, thậm chí phát triển trong metaverse để thúc đẩy đà tăng trưởng. Người tiêu dùng thời nay đã sẵn sàng thực hiện các giao dịch thương mại bằng phương pháp mới và cởi mở hơn nhiều với cú hích từ dịch bệnh.

Theo iAfrica, với những sự thay đổi nhanh chóng này, giới thương mại điện tử lẫn bán lẻ có thể chứng kiến sự xuất hiện của ngày càng nhiều mô hình kinh doanh mới trên nền tảng trực tuyến. Mà trong đó, mua sắm trực tuyến lẫn kỹ thuật số sẽ cùng tồn tại và tương trợ lẫn nhau, giống như những gì mạng xã hội đã làm với thương mại điện tử trong hiện tại.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận