Thời hoàng kim của các dịch vụ tư vấn M&A tại Việt Nam
adminquantri
0 Bình luận
30/08/2018
Trong vòng 5 năm trở lại đây, hoạt động dịch vụ M&A đang ngày trở thành cơn sốt của thị trường, sẽ là xu hướng đầu tư tại Việt Nam. Hoạt động dịch M&A là sự giao dịch kinh tế giữa các bên tham gia, đòi hỏi cả bên mua và bên bán đều có sự am hiểu nhất định về thị trường, tài chính, pháp luật,…
1. Quy trình thực hiện một thương vụ M&A tại Việt Nam hiện nay
Giai đoạn chuẩn bị được coi là giai đoạn rất quan trọng và tạo tiền đề được/mất của thương vụ M&A.
- Bên bán cần có kế hoạch kỹ càng để giao dịch.
- Bên mua tìm hiểu và có nhận định về đối tượng để đưa ra quyết định mua hay không?
Ta có thể tạm chia giai đoạn này thành ba giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
-
Ta sẽ có kế hoạch dần tiếp cận mục tiêu: đối tượng phù hợp với yêu cầu bên mua, chiếm thị phần nhất định trên thị trường và có quy mô dài hạn, có kinh nghiệm thị trường.
-
Sau khi đã hiểu qua được mục tiêu, hình thành báo cáo thẩm định: kiểm tra chuẩn mực kế toán, các khoản vay từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, kiểm tra khấu hao tài sản và quỹ dự phòng
Giai đoạn đàm phán giao dịch và ký kết
Bên bán và bên mua cần hiểu rõ nội dung và quy trình của cuộc mua bán M&A, qua đó xem xét kĩ về mặt nội dung và đi đến ký kết. Hợp đồng M&A sẽ ghi nhận cam kết của 2 bên giao dịch.
Giai đoạn tái cấu trúc doanh nghiệp
Đây cũng là bài toán khó cho bên mua để làm sao khi mua doanh nghiệp đó về không làm nó đổ vỡ mà phải cải tổ, tái cấu trúc hợp lí và có kế hoạch lâu dài. Thâu tóm, đánh giá lại cơ cấu, nguồn nhân sự và chi phí sản xuất sao cho hợp lí.
2. Những điều cần chú ý để có thương vụ M&A thành công
-
Lựa chọn doanh nghiệp phù hợp với thương vụ M&A, doanh nghiệp đó cần đáp ứng đủ các yêu cầu, điều kiện với bạn. Sự phù hợp ở đây là ở quy mô, kế hoạch phát triển, quản lý nhân sự và nguồn vốn,…
-
Xác định đúng mục đích của thương vụ M&A. Rất nhiều thương vụ M&A với những mục tiêu rất cụ thể như mở rộng quy mô, quy nạp đối thủ,… Những điều đó là chưa phù hợp và đúng với khái niệm M&A. Thương vụ M&A không phải là nhắm đến một đối tượng và mục đích cụ thể nào, mà cần sự bền bỉ, lâu dài và cùng nhau phát triển.
-
Định giá được giá trị của doanh nghiệp đó. Giá trị của doanh nghiệp không phải là tài sản hữu hình mà còn có những giá trị vô hình như mô hình tổ chức quản lý, đội ngũ lãnh đạo và nhân sự,…
-
Xác định và dự đoán được những rủi ro tiềm ẩn và tương lai của thương vụ. Mỗi thương vụ sẽ đều có những rủi ro đến từ vấn đề tài chính, nhân sự, pháp luật, thị trường,… đòi hỏi cần cái đầu lạnh để có thể xây dựng được kế hoạch nhằm hạn chế rủi ro và xử lí được các tình huống cần thiết.
-
Cần lên một kế hoạch chi tiết, kỹ lưỡng cho thương vụ M&A. Trong đó cần đề cập đến lộ trình, kế hoạch tổ chức quản lý tài chính và nhân sự, những kế hoạch dự phòng, phòng bị rủi ro để thương vụ có thể diễn ra trơn tru nhất có thể.
Chia sẻ