THÂU TÓM DOANH NGHIỆP VÀ GÓC NHÌN CỦA DOANH NHÂN VIỆT (PHẦN I)
adminquantri
0 Bình luận
01/07/2018
THÂU TÓM DOANH NGHIỆP VÀ GÓC NHÌN CỦA DOANH NHÂN VIỆT
1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, hoạt động M&A tại Việt Nam phát triển khá sôi động. Đặc biệt, bên cạnh tăng trưởng về số lượng và giá trị thương vụ, các phương thức và loại hình M&A tại Việt Nam ngày càng đa dạng.
Các thương vụ nổi vật gần đây đã thu hút sự quan tâm nhiều của giới quan sát và doanh nhân như Masan- Vinacafe Biên Hòa, Dược viễn đông- Dược Hà Tây, Thủy sản Hùng Vương- Thủy sản An Giang… Đáng chú ý, năm qua, còn có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện mua cổ phần chi phối đối với các doanh nghiệp trong nước, điển hình là Unicharm mua 95% cổ phần Diana, Fortis mua 65% cổ phần của Y khoa Hoàn Mỹ.
Nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện và tìm hiểu quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp về hoạt động thâu tóm và chống thâu tóm, chúng tôi đã có cuộc khảo sát 400 chủ doanh nghiệp và CEO của doanh nghiệp Việt Nam kết thúc vào tháng 4 năm 2012 để đưa ra cái nhìn toàn cảnh về quan điểm và thái độ của chủ doanh nghiệp về vấn đề này.
2.Kết quả khảo sát
Sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp với M&A nói chung và thâu tóm nói riêng.
Mặc dù M&A là một khái niệm có thể coi là mới ở Việt Nam khoảng 7 năm trở lại đây, nhưng do thực sự sôi động trong 3 năm vừa qua khiến cho mức độ quan tâm của doanh nghiệp ngày một tăng. Có đến 77% số người được hỏi có quan tâm đến hoạt động M&A cho thấy M&A đã và đang là một trong những vấn đề nóng được giới đầu tư và doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu để chủ động trước sự biến chuyển và cơ hội do M&A mang lại.
Chúng tôi đã nêu ra 5 thương vụ khá tiêu biểu để khảo sát về mức độ nhận biết đến các thương vụ nổi bật ở Việt Nam. Kết quả đúng như dự đoán, thương vụ sáp nhập 3 ngân hàng thành SCB và thương vụ Eximbank mua cổ phần của Sacombank là những thương vụ được quan tâm nhiều nhất. 2 thương vụ này thu hút được sự chú ý của giới lãnh đạo doanh nghiệp vì tính chất đặc biệt cả về thời điểm lẫn độ phức tạp của việc thực hiện thương vụ và tính thời sự của nó sau những động thái về tái cấu trúc ngân hàng.
Khi được hỏi về thái độ đối với việc bị thâu tóm doanh nghiệp, có 57% lãnh đạo doanh nghiệp trả lời có, 20% có thái độ thận trọng trong khi có 23% có thái độ coi chuyện thâu tóm hoặc bị thâu tóm là hoàn toàn bình thường và tích cực. Theo con số khảo sát như trên, chúng tôi nhận định rằng nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn coi việc bị thâu tóm là kết quả khá tiêu cực, thậm chí như là thất bại trong việc quản trị công ty khi để công ty rơi vào tay một ông chủ mới. Đối với nhiều doanh nhân, công ty điều hành được coi như một đứa con tinh thần và là sự nghiệp vun đắp của cá nhân lãnh đạo và sáng lập doanh nghiệp, khi công ty bị thâu tóm bởi một công ty có thể làm cho doanh nghiệp đó hoạt động tốt hơn, có hiệu quả hơn là điều bình thường và nên được ủng hộ.
Đặng Xuân Minh- Bùi Gia Tuân- 2002
Chia sẻ