Tham luận “Covid-19: Đánh thức nhu cầu làm chủ nền tảng số để thích ứng” (PHẦN 2)
adminquantri
0 Bình luận
20/04/2020
Tham luận “Covid-19: Đánh thức nhu cầu làm chủ nền tảng số để thích ứng” (PHẦN 2)
II. Các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động (các chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi tín dụng, phát triển nguồn nhân lực KH&CN, phát triển thị trường KH&CN, phát triển sở hữu trí tuệ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thành lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.
Theo thống kê của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (KHCN – thuộc Bộ KHCN), cả nước hiện có hơn 3 ngàn doanh nghiệp đủ điều kiện là doanh nghiệp KHCN nhưng chỉ có 400 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp KHCN.
Thực tế, mặc dù đầu tư Ngân sách Nhà nước cho KH&CN đã được ưu tiên nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ với nhu cầu phát triển, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong khi trên thế giới, mức độ đầu tư cho KH&CN của Việt Nam thuộc mức thấp, cả về tổng mức tuyệt đối và cường độ trên đầu cán bộ nghiên cứu. Trung bình kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên một cán bộ nghiên cứu của Việt Nam hiện nay chỉ tương đương 50% so với Thái Lan, 25% so với Malaysia, 15% so với Trung Quốc và Singapore, 10% so với Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp tham gia hoạt động KH&CN còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động bao gồm:
1 – Về ưu đãi thuế: Theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/209 quy định:
Thu nhập của doanh nghiệp khoa học công nghệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp:
– Được miễn thuế 04 năm.
– Giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.
Tuy nhiên, doanh nghiệp khoa học công nghệ sẽ không được ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với năm tài chính không đáp ứng điều kiện về doanh thu của sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Điều này sẽ là rào cản lớn đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa mới bắt đầu đầu tư vào nghiên cứu KH&CN; đặc biệt là mới đầu tư vào sản xuất các sản phẩm công nghệ, công nghệ cao.
2 – Ưu đãi về tín dụng: Theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/209 quy định:
Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp khoa học công được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Doanh nghiệp khoa học công nghệ có tài sản thế chấp được hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất vay tối đa 50% lãi suất vay vốn ngân hàng thương mại thực hiện cho vay
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa như Kim Nam Group thì các điều kiện trên cũng là rào cản không nhỏ để có thể tiếp cận các ưu đãi về tín dụng. Hơn nữa, quy định là như vậy nhưng các điều kiện tiếp để tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào đặc thù riêng của mỗi tổ chức tín dụng.
3 – Phát triển thị trường KH&CN
Doanh nghiệp thiếu thông tin, không được tham gia hội thảo, chương trình liên quan đến doanh nghiệp KH&CN để chia sẻ thông tin của mình đến với cộng đồng. Từ đó mà niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm chưa cao.
4 – Doanh nghiệp rất khó đăng ký doanh nghiệp KH&CN
Trong trường hợp các sản phẩm công nghệ chưa mang lại doanh thu hoặc sản phẩm công nghệ đang trong quá trình đầu tư sản xuất của doanh nghiệp.
5 – Doanh nghiệp bị thiếu vốn, thiếu nguồn lực trong quá trình xây dựng, phát triển sản phẩm
Đặc biệt doanh nghiệp sẽ bị thiếu vốn trong thời gian đưa sản phẩm ra thị trường nhưng chưa được vay vốn ưu đãi, chưa được ưu đãi về thuế thuê đất, vẫn phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp như những doanh nghiệp bình thường. Do sản phẩm công nghệ được công ty nghiên cứu sản xuất được hình thành dưới dạng tài sản vô hình, vì vậy doanh nghiệp rất khó tiếp cận được vốn vay; đặc biệt là vốn vay ưu đãi. Dẫn đến tình trạng, một số sản phẩm công nghệ của doanh nghiệp bị chết yểu do doanh nghiệp đó không có đủ nguồn lực để hoàn thiện hết các công đoạn nghiên cứu, sản xuất sản phẩm công nghệ.
6 – Nhân lực khoa học và công nghệ ở các ngành kinh tế mũi nhọn
Nhân lực khoa học và công nghệ ở các ngành kinh tế mũi nhọn có tính quyết định đem lại giá trị gia tăng cao, như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, điện tử – viễn thông, công nghệ số và tự động… rất thiếu. Việc đào tạo và thu hút các nhà khoa học giỏi, tài năng, chuyên gia đầu ngành chưa đạt hiệu quả mong muốn do sự cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút nhân tài của tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài; hơn nữa rất nhiều nguồn nhân lực trẻ sau khi được tuyển dụng phải đào tạo bổ sung mất ít nhất từ 1 – 2 năm mới có thể đáp ứng nhu cầu của công việc
7 – Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo:
Chỉ số gia nhập thị trường vẫn còn thấp, trong khi các nước cùng khối ASEAN tất cả các vấn đề về đăng ký kinh doanh, thủ tục bảo hiểm xã hội chỉ mất vài giờ, thì Việt Nam chưa làm được điều điều này. Đây chính là rào cản rất lớn làm chậm sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp gặp hàng loạt khó khăn về thủ tục “hậu đăng ký doanh nghiệp,” trong đó nổi cộm các vấn đề, như: khó tiếp cận thông tin đất đai và thiếu quỹ đất sạch; hạ tầng giao thông còn yếu kém; khó tiếp cận nguồn vốn… Những rào cản này có sự tác động không nhỏ đến ý chí khởi nghiệp của các doanh nhân trẻ.
Các hệ sinh thái tạo nền tàng cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn hạn chế, phần lớn các hệ sinh thái cho khởi nghiệm được tạo dựng ở một số tổ chức, hội nhóm nhỏ chưa thực sự mở rộng cho cộng động, do đó việc tiếp cận để tham gia các hệ sinh thái này còn nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp.
8 – Thành lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp:
Nhiều DN cho rằng, quỹ là do DN trích lập, nhưng lúc sử dụng lại giống như sử dụng ngân sách nhà nước, với thủ tục kiểm soát chi chặt chẽ. Kể cả khi, năm 2016, Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC hướng dẫn nội dung chi và quản lý quỹ phát triển KH&CN đã “mở” hơn về quy định quản lý, sử dụng quỹ, tránh tình trạng sau 5 năm không sử dụng hết 70%, DN phải quay trở lại đóng thuế cho khoản kinh phí đã trích lập.
9 – Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia
Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia được thành lập năm 2011 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu góp phần nâng cao trình độ công nghệ nói riêng và năng lực công nghệ nói chung của các doanh nghiệp. Sau gần 3 năm hoạt động, tính đến 2018, Quỹ đã tiếp nhận gần 1.000 đề xuất nhiệm vụ, dự án đổi mới công nghệ; phê duyệt 79 nhiệm vụ và ký hợp đồng tài trợ cho 27 nhiệm vụ với tổng kinh phí đối ứng của doanh nghiệp là 782,5 tỷ đồng.
Dù vậy, theo nhận định của Bộ KH & CN, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc để doanh nghiệp tiếp xúc và nhận được đầu tư từ Quỹ.
Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế trong tìm kiếm, tiếp cận công nghệ mới, ít kinh nghiệm trong xây dựng, triển khai các nhiệm vụ, dự án đầu tư đổi mới công nghệ có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Vì thế, việc hoàn thiện hồ sơ trong quá trình xét chọn, phê duyệt nhiệm vụ thường bị kéo dài, không đáp ứng được tiến độ thực hiện dự án của doanh nghiệp; Trên 97% doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam năng lực quản trị còn yếu hoặc chưa có khả năng để đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ, khai thác công nghệ mới…
Trong khi đó, hoạt động tài trợ vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của Quỹ lại bị hạn chế nhiều do quy định của Luật Ngân sách.
Tìm hiểu thêm: Những khó khăn trước mắt do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Chia sẻ