Tham luận “Covid-19: Đánh thức nhu cầu làm chủ nền tảng số để thích ứng” (PHẦN 1)

Tham luận “Covid-19: Đánh thức nhu cầu làm chủ nền tảng số để thích ứng” (PHẦN 1)

adminquantri

0 Bình luận

20/04/2020

Thực hiện theo yêu cầu của Bộ Khoa học Công nghệ trong cuộc họp ngày 24 tháng 03 năm 2020 giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) về khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới và ứng dụng công nghệ cũng như những cơ hội, thách thức với doanh nghiệp trong giai đoạn ngắn hạn do dịch bệnh Covid-19, Viện khoa học quản trị Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME) xin kính gửi đến quý Bộ tham luận “Covid-19: Đánh thức nhu cầu làm chủ nền tảng số để thích ứng”  với các nội dung cụ thể như sau: 

I. Khái quát các kết quả hoạt động khoa học và công nghệ đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp

hội nghị chính phủ covid

Trong giai đoạn vừa qua, sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mang tính đột phá, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của đất nước. Thành công đó có sự chung tay, vào cuộc tích cực và vai trò đóng góp quan trọng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp Việt; đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ngày càng đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đã mang đến diện mạo và sức cạnh tranh mới trên thị trường trong nước và quốc tế.

Theo Báo cáo Năng suất Việt Nam 2018, năng suất lao động khu vực công nghiệp đạt 154,1 triệu đồng/lao động, tăng 55,4 triệu đồng/lao động so với năm 2011; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế đạt 42,7%. Đặc biệt, KH&CN cũng góp phần quan trọng trong việc gia tăng tỷ lệ nội địa hóa linh kiện, phụ tùng trong nhiều ngành công nghiệp; hình thành một số doanh nghiệp/tập đoàn kinh tế có tiềm lực tốt, có khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê năm 2017-2018 đối với các doanh nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với các doanh nghiệp, tạo đột phá trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường; trong đó nhiều lĩnh vực có hoạt động tích cực như sản xuất thiết bị điện, máy móc, thiết bị khai khoáng… Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia hoạt động đổi mới công nghệ ngày càng cao. Năm 2017, có 49,8% công nghệ được đổi mới so với nội tại doanh nghiệp, 47,8% so với thị trường và 2,4% so với thế giới. Trong lĩnh vực ĐMST, có hơn 80% doanh nghiệp lớn tham gia thực hiện đổi mới sản phẩm hoặc quy trình, gần 50% mở rộng lĩnh vực sản xuất – kinh doanh; với các các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ số tương ứng là khoảng 50% và 17-18%. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn tới hoạt động R&D. Báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2017 cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi khoảng 1,6% doanh thu hằng năm cho R&D. Nhiều tập đoàn/doanh nghiệp đã thành lập quỹ phát triển KH&CN để đẩy mạnh các hoạt động KHCN&ĐMST.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh của đời sống, hoạt động KH&CN của các doanh nghiệp đã có những bước điều chỉnh nhanh chóng trong định hướng cũng như cách thức tổ chức thực hiện. Các doanh nghiệp đang ngày càng tập trung vào ứng dụng, đổi mới công nghệ, quản trị sản xuất, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu Make-in-Việt Nam có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị trường. Đặc biệt, các doanh nghiệp đang ngày càng ưu tiên những nhiệm vụ KH&CN có tính ứng dụng cao, nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết, trọng điểm của doanh nghiệp; đồng thời mang lại những bước tăng trưởng đột phá cho doanh nghiệp.

II. Các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động (các chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi tín dụng, phát triển nguồn nhân lực KH&CN, phát triển thị trường KH&CN, phát triển sở hữu trí tuệ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thành lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. 

Theo thống kê của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (KHCN – thuộc Bộ KHCN), cả nước hiện có hơn 3 ngàn doanh nghiệp đủ điều kiện là doanh nghiệp KHCN nhưng chỉ có 400 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp KHCN.

Thực tế, mặc dù đầu tư Ngân sách Nhà nước cho KH&CN đã được ưu tiên nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ với nhu cầu phát triển, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong khi trên thế giới, mức độ đầu tư cho KH&CN của Việt Nam thuộc mức thấp, cả về tổng mức tuyệt đối và cường độ trên đầu cán bộ nghiên cứu. Trung bình kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên một cán bộ nghiên cứu của Việt Nam hiện nay chỉ tương đương 50% so với Thái Lan, 25% so với Malaysia, 15% so với Trung Quốc và Singapore, 10% so với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp tham gia hoạt động KH&CN còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động bao gồm: 

Theo dõi tiếp: Tham luận “Covid-19: Đánh thức nhu cầu làm chủ nền tảng số để thích ứng” (PHẦN 2) 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận