Thách thức của doanh nghiệp khi việt nam tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

Thách thức của doanh nghiệp khi việt nam tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

adminquantri

0 Bình luận

02/12/2020

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được cho là một trong những thỏa thuận thương mại lớn nhất trên thế giới. Hiệp định này được dẫn dắt bởi ASEAN, có thị trường chiếm khoảng 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, 45% tổng dân số, 30% thu nhập và 30% thương mại toàn cầu. Ngoài ASEAN, các quốc gia còn lại tham gia thỏa thuận thương mại này là Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.

Thách thức của doanh nghiệp khi việt nam tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

Lợi ích của doanh nghiệp sau khi hiệp định RCEP chính thức hoạt động

Nhiều người cho rằng, RCEP sẽ chỉ tác động đến những công ty lớn trong các ngành công nghiệp chủ lực. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận kỹ càng hơn, Hiệp định cũng có thể tạo ra lực đẩy cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), chiếm hơn 90% số lượng doanh nghiệp của 16 nền kinh tế thành viên.

Được đánh giá là FTA có quy mô lớn nhất thế giới, RCEP sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp các nước ASEAN và 5 quốc gia liên quan (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand).

Thách thức của doanh nghiệp khi việt nam tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

Lợi ích của doanh nghiệp khi hiệp định RCEP hoạt động

Khi Hiệp định RCEP đi vào thực thi sẽ hình thành một khu vực kinh tế lớn nhất từ trước đến nay, với 32% tổng GDP toàn cầu, chiếm 47,5% dân số thế giới giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng khả năng mở rộng thị trường và gia nhập vào chuỗi giá trị như một phần trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu.

  • Doanh nghiệp sẽ tham gia vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực, 
  • Được hưởng lợi từ việc cắt giảm chi phí giao dịch và môi trường kinh doanh thân thiện hơn nhờ hài hòa hóa các quy định hiện hành và áp dụng chung trong các FTA khác nhau của ASEAN.
  • Theo RCEP, bất cứ giá trị nào được tạo ra bởi thành viên của một nước RCEP đều được coi là giá trị tại nơi sản xuất cuối cùng.
  • Doanh nghiệp trong nước kỳ vọng ưu đãi thuế quan sẽ được cải thiện hơn nữa; quy tắc xuất xứ nội khối được hài hòa, dễ đáp ứng hơn; 
  • Thống nhất trong các quy trình về hải quan, tạo thuận lợi thương mại;
  • Giảm chi phí dưới tác động của mở cửa thị trường dịch vụ phục vụ sản xuất…

Thách thức của doanh nghiệp phải đối mặt sau khi thị trường mở cửa 

Thách thức của doanh nghiệp khi việt nam tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

Thách thức của doanh nghiệp phải đối mặt sau khi thị trường mở cửa 

Mặc dù hiệp định RCEP được ký kết, các doanh nghiệp nhận được rất nhiều những lợi ích to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ phải sẵn sàng đối mặt với rất nhiều thách thức:

Thách thức lớn nhất với các doanh nghiệp SME (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) là việc tiếp cận nguồn tài chính, khi SME chiếm 74% trong tổng số các đề nghị bị từ chối trong năm 2016, tăng lên từ tỷ lệ 57% năm trước. Tỷ lệ từ chối cao dẫn đến việc các cơ hội thương mại bị bỏ lỡ, cản trở tăng trưởng kinh tế.

Ông Steven Beck, Trưởng phòng Tài chính Thương mại tại ADB cho rằng “thiếu hụt lớn về tài chính là lực cản đối với thương mại, tăng trưởng và tạo ra việc làm”. Với một khu vực thương mại tự do, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cạnh tranh với các công ty đa quốc gia (MNC) lớn hơn có nguồn lực tài chính dồi dào mà các doanh nghiệp SME chỉ có thể mơ ước. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp SME phải làm việc chăm chỉ và thông minh hơn để cạnh tranh với các MNC.

Cơ hội sẽ rất dồi dào cho các doanh nghiệp SME khi RCEP chính thức hoạt động. Các doanh nghiệp SME phải nhanh chóng hành động hoặc đối diện với kết cục thất bại.

 

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận