TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG KỶ NGUYÊN 4.0
adminquantri
0 Bình luận
15/09/2018
Hiện nay, dưới sự phát triển toàn cầu hóa, thì DNNN Việt Nam cần được cơ cấu lại một cách mạnh mẽ, hay nói cách khác là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước sẽ làm cho nền kinh tế của doanh nghiệp đó phát triển mạnh mẽ và vượt bậc. Cơ cấu lại doanh nghiệp sẽ thúc đẩy quá trình phát triển, tăng trưởng doanh thu và giảm thiểu cả những rủi ro tài chính.
Quan điểm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, ở những nước khác nhau lại có cách tái cơ cấu khác nhau, và hình thức cơ cấu doanh nghiệp của Việt Nam có những nét tương đồng với Trung Quốc. Ví dụ, từ trước cả 2 nước đều tập trung kinh doanh theo phương thức bao cấp, nhưng đã chuyển giao sang cải cách thị trường mạnh mẽ. Và SOE (khối các doanh nghiệp quốc doanh) đều chiếm phần nhiều tài sản. Chính vì cấp vốn quá lớn cho SOE, mà tình hình kinh tế của Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trong những năm 2011.
Đầu năm 2014, những khoản nợ xấu khổng lồ đã làm cho Việt Nam cần có những chuyển biến cải tổ hàng loạt ngân hàng, tái cơ cấu 3 ngân hàng, gộp nhiều ngân hàng nội địa, ban hành nghị quyết cổ phần hóa và thoái vốn.
-
Sự phát triển, ổn định của nền kinh tế nước nhà dựa trên tình hình hoạt động của các DNNN. Chính vì thế, DNNN đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
-
DNNN có trách nhiệm đổi mới, học hỏi và đi theo những lĩnh vực kinh tế chủ chốt, đi theo xu hướng phát triển của thế giới để từng bước cạnh tranh trên trường quốc tế.
-
Tăng cường vai trò của Đảng đối với việc cơ cấu lại DNNN: sắp xếp hệ thống, đẩy mạnh tái cơ cấu từng phần, xác định rõ mục tiêu và đảm bảo sự ổn định kinh tế.
Giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
-
Đẩy nhanh tiến độ phát triển, tái cơ cấu lại bộ máy lãnh đạo, đội ngũ nhân sự phù hợp với nền kinh tế hiện đại. Tập hợp các giải pháp để tăng cường thêm kế hoạch cơ cấu đi đến thống nhất, nhanh chóng áp sát và đảm bảo sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
-
Quán triệt sâu sắc những thông tư, nghị quyết của Đảng liên quan đến việc tái cơ cấu doanh nghiệp.
-
Thực hiện lộ trình tái cơ cấu theo đúng như kế hoạch đã định. Cần sự chung tay của các ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế,…
-
Dựa vào các tiêu chí phân loại, chiếc lược tái cơ cấu đã hoạch định, trình lên Thủ tướng phê duyệt
-
Tiếp tục đẩy mạnh phương án cơ cấu, đội ngũ nhân sự và công tác quản trị
-
Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý, công khai hóa thông tin, tăng cường công tác kiểm tra đối với hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
Chia sẻ