Tác động của cấu trúc vốn doanh nghiệp đến hiệu quả kinh doanh

Tác động của cấu trúc vốn doanh nghiệp đến hiệu quả kinh doanh

adminquantri

0 Bình luận

14/08/2020

Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được hiểu là nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng để phục vụ cho các hoạt động vận hành và duy trì hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, Cấu trúc nguồn vốn doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tác động của cấu trúc vốn đến doanh nghiệp

Tác động của cấu trúc vốn đến doanh nghiệp

Cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Thành phần trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn nợ.

Vốn chủ sở hữu là khoản vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Đây là  phần vốn mang tính ổn định cao, đóng vai trò đảm bảo về năng lực tài chính của doanh nghiệp. Vốn của chủ sở hữu bao gồm: Vốn góp, lợi nhuận giữ lại. Bên cạnh ưu thế là dễ dàng khởi sự, tình trạng hạn chế vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp cũng đặt các doanh nghiệp này vào thế bị động trong quá trình phát triển khi thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh hay đầu tư mở rộng sản xuất.

Về vốn nợ, các khoản nợ bao gồm số tiền doanh nghiệp đi vay nhằm bổ sung phần thiếu hụt vốn và các khoản nợ phải trả khác phát sinh trong các quan hệ thanh toán. Hay các khoản nợ là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Các khoản nợ của doanh nghiệp gồm: Nợ phải trả nhà cung cấp; Vốn vay từ ngân hàng thương mại; Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu; Một số khoản nợ khác.

Hoạt động trong điều kiện môi trường đã có các nguồn vốn tiềm năng cho kinh doanh, việc lựa chọn hình thức huy động vốn, số lượng vốn huy động, cấu trúc vốn tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, trong từng thời kỳ. Mỗi hình thức huy động có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau nên các doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi quyết định hình thức huy động vốn cho phù hợp và hiệu quả nhất trong quá trình kinh doanh.

Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ số tài chính sau:

– Hệ số nợ: Hệ số nợ phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp, cho biết tỷ lệ tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số này có thể được đo lường như sau:

Hệ số nợ = (Tổng số nợ)/(Tổng nguồn vốn)

Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hay trong tổng tài sản của doanh nghiệp, bao nhiêu phần trăm được hình thành bằng nguồn nợ phải trả.

Hệ số vốn chủ sở hữu = (Vốn chủ sở hữu)/(Tổng nguồn vốn).

Hệ số vốn chủ sở hữu cho biết vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Hệ số nợ ngắn hạn = (Nợ ngắn hạn)/(Tổng nguồn vốn)

Hệ số nợ dài hạn = (Nợ dài hạn)/(Tổng nguồn vốn)

Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Có thể xác định:

Hệ số nợ = 1- Hệ số vốn chủ sở hữu

Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 – Hệ số nợ

– Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Cấu trúc vốn còn được phản ánh qua hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = (Tổng số nợ)/(Vốn chủ sở hữu)

Hệ số này lớn hơn 1, cho thấy doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình.

Hệ số nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu=(Nợ ngắn hạn)/(Vốn chủ sở hữu)

Hệ số này lớn hơn 1 cho thấy, doanh nghiệp sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tác động của cấu trúc vốn đến doanh nghiệp

Tác động của cấu trúc vốn doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Cấu trúc vốn doanh nghiệp bao gồm cơ cấu các nguồn tài trợ bên trong và bên ngoài được sử dụng với mục đích phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn cần phải trả đúng hạn và nếu các nghĩa vụ này để đảm bảo uy tín với ngân hàng và đơn vị cho huy động vốn. Nếu không chủ nợ có quyền yêu cầu doanh nghiệp phá sản.

Do đó, khả năng sử dụng đòn bẩy, cũng như cách thức doanh nghiệp có thể lựa chọn cấu trúc nợ hoặc cấu trúc vốn chủ trong cơ cấu vốn kinh doanh cũng vai trò vô cùng quan trọng gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có tỷ lệ nợ quá nhiều hoặc thiếu tiềm năng về tài chính sẽ thiếu sự linh hoạt, chủ động về tài chính. Từ đó không thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh trước mắt. Hoặc ngay khi thị trường kinh tế biến động, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế suy thoát. Doanh nghiệp sẽ không có khả năng trở nợ hoặc rất khó để vay thêm tiền để trang trải các khoản chi phí phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Do đó, nếu doanh nghiệp muốn phát triển cần có sự cân bằng giữa nguồn tài trợ nội bộ và nợ bên ngoài với tỷ lệ tài trợ bằng vốn chủ sở hữu cao hơn, nhằm tránh những rủi ro trong kinh doanh bởi các doanh nghiệp.

Qua đây có thể thấy được tác động to lớn của cấu trúc vốn doanh nghiệp có mức ảnh hưởng vô cùng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bởi vì đây chính là chỉ tiêu có thể cung cấp thông tin về vị thế tài chính nội tại của doanh nghiệp.

Lý thuyết trật tự phân hạng đưa ra mối quan hệ ngược chiều giữa cấu trúc vốn nghiêng về nợ với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với luận giải dựa trên vấn đề bất đối xứng thông tin khi cho rằng, chỉ các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh kém, lợi nhuận tích lũy không đủ để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp nên mới phải vay vốn bên ngoài. 

Do vậy, vai trò của nợ trong cấu trúc vốn đối với hiệu quả kinh doanh cần được xem xét đồng thời giữa các luận giải cơ bản của lý thuyết vốn, các lý thuyết chủ yếu hướng đến các doanh nghiệp mới trưởng thành, với lý thuyết vòng đời về chu kỳ kinh doanh.

Do đó, cấu trúc vốn được xem là yếu tố vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận