Quản trị tối ưu “dòng máu” – Bài toán “Sống còn thời khủng hoảng doanh nghiệp thời khủng hoảng

Quản trị tối ưu “dòng máu” – Bài toán “Sống còn thời khủng hoảng doanh nghiệp thời khủng hoảng

adminquantri

0 Bình luận

04/06/2020

Tính đến tháng 4/2020, Việt Nam đã có trên 34.900 doanh nghiệp buộc phải đóng cửa, giải thể. Doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền ngắn hạn phục phụ cho các hoạt động duy trì, sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, quản trị dòng tiền đã trở thành một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt với những doanh nghiệp có quỹ dự trữ tiền mặt thấp hoặc luồng tiền từ hoạt động kinh doanh không ổn định.

Doanh nghiệp cần làm gì để giải quyết khó khăn tài chính thời kỳ khủng hoảng

Theo Khoa Quản trị và kinh doanh, Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), doanh nghiệp cần thực hiện một số hoạt động để quản trị dòng tiền: Tăng cường quản trị dòng tiền ra – vào doanh nghiệp; Xin tư vấn từ các chuyên gia tài chính, hiệp hội nghề nghiệp; Tiếp cận với những nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ, các định chế tài chính, ngân hàng; Cập nhật dự báo dòng tiền thường xuyên.

quản trị tối ưu tài chính doanh nghiệp

Tham khảo: “Hiến kế” cải cách thủ tục hành chính tháo gỡ khó khăn, tạo “bệ phóng” giúp doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất

Ðồng thời, để tăng tăng cường hiệu quả quản trị tài chính thời kỳ khủng hoảng, doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động:  

Tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp: 

Doanh nghiệp phải tái cấu trúc hệ thống theo hướng tinh gọn và tối giản để giảm tối đa tác động của thị trường đến dòng tiền. Áp dụng công nghệ thông tin là yếu tố tiên quyết để quá trình tái cấu trúc hệ thống đạt hiệu quả.

Quản trị dòng tiền và thanh khoản liên tục: 

Doanh nghiệp cần xây dựng mô hình tài chính phù hợp, xây dựng các kịch bản khác nhau và cập nhật dự báo dòng tiền ngay khi có những thông tin mới của thị trường gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Quản trị vốn lưu động và tài chính ngắn hạn: 

Doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận các nguồn tài chính ngắn hạn từ ngân hàng, Chính phủ để có thể duy trì hoạt động khi cần thiết. Chủ động thiết lập các chính sách tối ưu tài chính, kích cầu thị trường,….chủ động thắt chặt chi tiêu trong thời kỳ khủng hoảng.

Quản trị tài chính trung và dài hạn: 

Chủ động trao đổi tình hình tài chính với các cổ đông để đưa ra phương hướng giải quyết như giảm tỷ lệ chi trả cổ tức, huy động vốn góp của chủ sở hữu, tăng tỷ lệ đòn bẩy…

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng phương án quản lý vốn lưu động phù hợp trong thời kỳ dịch bệnh để đảm bảo luồng tiền duy trì hoạt động như giảm giá bán đề kích cầu, tăng cường thu hồi nợ (đặc biệt các khoản phải thu quá hạn), điều chỉnh chính sách tín dụng, tăng chiết khấu thanh toán, chủ động trao đổi với các nhà cung cấp về những khó khăn của doanh nghiệp trong giai đoạn này, tận dụng tối đa chính sách tín dụng từ các nhà cung cấp…

Quản trị rủi ro: 

Doanh nghiệp cần đánh giá lại toàn diện các rủi ro doanh nghiệp cần phải đối mặt trong thời kỳ này, xác định lại “khẩu vị” rủi ro và xây dựng chiến lược ứng phó tương ứng.

quản trị tối ưu tài chính doanh nghiệp

Kiểm soát tài chính: 

Doanh nghiệp cần rà soát lại quy trình kiểm soát tài chính tại đơn vị, bổ sung thêm chốt kiểm soát duyệt chi…) nhằm đảm bảo giảm tối đa các khoản chi không cần thiết hoặc lãng phí.

Quản trị chiến lược, kế hoạch và ngân sách: 

Doanh nghiệp cần rà soát tính phù hợp của chiến lược trung và dài hạn trong giai đoạn này như cắt giảm kế hoạch mở rộng (nếu cần thiết), tiếp cận với những cơ hội mới (như việc áp dụng các công cụ, dịch vụ trực tuyến vào các hoạt động của đơn vị), đa dạng hóa chuỗi cung ứng (như đa dạng hóa sản phẩm, kênh phân phối, tập khách hàng mục tiêu…).

Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cũng cần xây dựng được “Chiến lược nguồn vốn doanh nghiệp” các giai đoạn ngắn – trung – dài hạn. Tiến hành xây dựng các giải pháp quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của hoạt động chiến lược nguồn vốn doanh nghiệp

Những bài học được đúc kết từ những sự kiện “Thiên nga đen” trước đó như Brexit (2016), phá giá đồng Nhân dân tệ (2015), thảm họa hạt nhân Fukushima (2011), vụ khủng bố ngày 11/9 (2011) tại Mỹ…  hay khủng hoảng tài chính năm 2008 vẫn còn đó. Đó đều là những bài học xương máu về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược nguồn vốn cho doanh nghiệp. Đây là thách thức vô cùng lớn nếu doanh nghiệp muốn vượt qua thời kỳ này.

Một mắt xích quan trọng trong mỗi hoạt động quản trị và thực hiện chiến lược nguồn vốn đều có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của toàn bộ các doanh nghiệp trong chuỗi. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá rủi ro toàn diện đối với tất cả các thành phần tham gia chuỗi cung ứng và phối hợp chặt chẽ để có phương án ứng phó tối ưu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần rà soát lại cấu trúc chi phí của doanh nghiệp để đảm bảo phù hợp trong giai đoạn này, bao gồm các phương án giảm định mức biến phí hoặc chuyển định phí thành biến phí.

quản trị tối ưu tài chính doanh nghiệp

Nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp bước qua được thời điểm khó khăn do ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng thị trường, Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa – SISME đã phối hợp cùng VERCO tài trợ tổ chức khóa Huấn LuyệnChiến lược nguồn vốn doanh nghiệp k31”. Cung cấp cho học viên các kiến thức về Huy động vốn đa kênh và tối ưu nguồn vốn doanh nghiệp. 

Trong khóa huấn luyện, Chuyên gia tài chính Nguyễn Kim Hùng sẽ giúp các CEO, nhà quản lý doanh nghiệp, Hoạch định chiến lược nguồn vốn bài bản, biết cách quản lý dòng tiền hiệu quả, nắm được giải pháp huy động vốn, tối ưu và quản trị nguồn vốn.

Để đăng ký tham gia khóa Huấn LuyệnChiến lược nguồn vốn doanh nghiệp k31”. Để tìm hiểu thông tin chi tiết, anh/chị vui lòng xem tại:  https://bit.ly/3gR99I0

 

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận