Quản trị doanh nghiệp – Vấn đề “đau đầu” của hầu hết các ông chủ hiện nay

Quản trị doanh nghiệp – Vấn đề “đau đầu” của hầu hết các ông chủ hiện nay

adminquantri

0 Bình luận

18/09/2020

I/. Thực trạng quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp hiện nay

Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp “mới nổi”, tự đứng ra thành lập công ty thì kỹ năng quản trị doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, hầu hết các cấp quản lý doanh nghiệp đều bị thiếu kỹ năng này.

 

Quản trị doanh nghiệp - Vấn đề “đau đầu” của hầu hết các ông chủ hiện nay

 

Phần lớn các doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề: 

1. Đặt mục tiêu cụ thể, lên kế hoạch chi tiết nhưng kết quả đạt được không như mong muốn

2. Không theo dõi, nắm bắt được tình trạng công việc trong doanh nghiệp để đưa ra các quyết định kịp thời

3. Không kiểm soát, đánh giá được tiến độ công việc của từng bộ phận, từng nhân viên trong quá trình làm việc

4. Biết nhiều mô hình quản trị nhưng lại chưa biết cách áp dụng hoặc áp dụng không hiệu quả

5. Chưa biết cách đánh giá khối lượng công việc của từng vị trí để lên kế hoạch làm việc cụ thể, bộ máy nhân sự cồng kềnh, hoạt động không hiệu quả

6. Chưa có hệ thống đánh giá nhân sự bài bản, chỉ đánh giá theo cảm tính, thiếu công bằng trong đánh giá năng lực nhân sự

7. Các phòng ban, bộ phận hoạt động rời rạc, không đồng bộ, đoàn kết

II/. Giải pháp Quản trị Doanh nghiệp – Bí quyết của người dẫn đầu

Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng với khu vực và thế giới. Để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và giành chỗ đứng “vững chắc” trên thị trường thì cần phải có giải pháp số hoá Quản trị Doanh nghiệp tốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 

Làm sao để kiểm soát tốt nguồn lực doanh nghiệp? Quản trị chiến lược sản xuất hiệu quả? Tối ưu hoá các bước trong quản trị doanh nghiệp?…đã và đang là các câu hỏi lớn dành cho ÔNG CHỦ – nhà điều hành doanh nghiệp.

Và theo Peter Drucker, cha đẻ của quản trị hiện đại thì: “Không thể quản lý những gì không thể kiểm soát, và không thể kiểm soát được những gì không thể đo lường”.

Chính vì vậy, Workshop “Ứng dụng giải pháp số trong Quản trị Doanh nghiệp theo OKR&KANBAN” được ra đời để tháo gỡ khó khăn cho nhà điều hành doanh nghiệp hiện nay.

 

Quản trị doanh nghiệp - Vấn đề “đau đầu” của hầu hết các ông chủ hiện nay

 

III/. Vậy OKR&KANBAN được ứng dụng để làm gì? 

1/. Phương pháp Quản trị theo mục tiêu – OKR

OKR (Objectives and Key Results) là một phương thức quản lý biến thể của Quản lý theo mục tiêu, được sinh ra và áp dụng lần đầu tiên bởi Andy Grove tại Intel vào cuối những năm 1970. 

Vào năm 2000, John Doerr đã mang OKRs đến với 2 nhà sáng lập của Google – Larry Page và Sergey Brin bằng một buổi thuyết trình được thiết lập theo đúng quy trình OKRs với các mục tiêu và kết quả then chốt rõ ràng. 

Sau buổi thuyết trình chỉ vỏn vẹn 90 phút, 2 nhà sáng lập của Google đã lựa chọn OKRs như một phương pháp quản trị được thống nhất áp dụng tại Google. Cũng nhờ quyết định này, OKRs chính thức đồng hành cùng Google và đưa Google trở thành một “gã khổng lồ” công nghệ hàng đầu thế giới.

Với sự thành công trong áp dụng OKRs vào mô hình quản lý của Google, phương pháp quản trị OKRs cũng truyền được nhiều cảm hứng cho rất nhiều công ty trong giới phần mềm khác như: AOL, Dropbox, LinkedIn, Oracle, Twitter…Không những thế OKRs còn được các công ty ngoài thung lũng  Silicon Valley áp dụng như: BMW, Disney, Samsung… Và cả những tổ chức phi lợi nhuận như quỹ Bill & Melinda Gates, Foundation… 

OKR sẽ hỗ trợ cho hoạt động quản trị doanh nghiệp thông qua các lợi ích chính:

  • Giúp doanh nghiệp liên kết nội bộ chặt chẽ

  • Tập trung vào những vấn đề thiết yếu

  • Tăng tính minh bạch

  • Trao quyền cho nhân viên 

  • Đo lường tiến độ hoàn thành mục tiêu

  • Đạt kết quả vượt bậc

2/. Quản trị Quy trình theo mô hình KANBAN

Kanban là một hệ thống lập kế hoạch cho sản xuất tinh gọn và sản xuất chỉ trong thời gian. Taiichi Ohno, một kỹ sư công nghiệp tại Toyota, đã phát triển kanban để cải thiện hiệu quả sản xuất. Kanban là một phương pháp để đạt được JIT. Hệ thống lấy tên từ các thẻ theo dõi sản xuất trong một nhà máy. Những công nhân đã dùng thẻ Kanban để nhắc nhở các nhân viên trong quy trình về công việc cần làm và bộ phận lắp ráp trong dây chuyền.

Mục tiêu của Kanban là xác định công việc cần phải thực hiện và quá trình thực hiện chúng để hoạt động sản xuất/kinh doanh có thể diễn ra một cách hiệu quả với tốc độ và chất lượng tối đa.

IV/. Kết luận

Ngày nay, OKR&KANBAN đang được áp dụng tại rất nhiều trong các doanh nghiệp với kỳ vọng tạo ra những phát triển đột phá, mang lại hiệu quả cao trong quản trị doanh nghiệp.

Đăng ký tham gia WORKSHOP để có thể tiếp cận ngay Giải pháp Quản trị Doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới.

Hình thức Online qua nền tảng Ecoaching với rất nhiều những kiến thức bổ ích, đi kèm với các bộ tài liệu cũng như mô hình để áp dụng. Đặc biệt là bạn sẽ được trải nghiệm hoàn toàn MIỄN PHÍ với lần tham gia đầu tiên.

Đăng ký tham gia NGAY!

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận