Phương pháp và nội dung đánh giá tài chính doanh nghiệp
adminquantri
0 Bình luận
03/11/2021
Đánh giá tài chính doanh nghiệp là 1 trong những hoạt động quan trọng mà bất kỳ người quản lý, nhân viên tài chính, hay một nhà đầu sẽ quan tâm đến khi muốn đưa ra một quyết định cụ thể với doanh nghiệp đó. Cụ thể như quyết định đầu tư, hợp tác hoặc cho vay.
Vậy trong quá trình đánh giá tài chính doanh nghiệp, các nhà quản lý, kế toán doanh nghiệp nên dùng phương pháp nào để có thể đánh giá được chi tiết, bài bản tài chính doanh nghiệp? Hãy cùng Verco.vn tìm hiểu chi tiết nhé!
1. Khái niệm và ý nghĩa của việc đánh giá tài chính doanh nghiệp
Đánh giá tài chính doanh nghiệp có nghĩa là thông qua việc phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra được các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
Ý nghĩa: Giúp giảm bớt các nhận định và dự đoán chủ quan cũng như trực giác khi quản lý, đầu tư kinh doanh. Nhờ vậy, nó giúp giảm bớt tính không chắc chắn, rủi ro khi đầu tư, hợp tác, ra quyết định.kinh doanh trong doanh nghiệp.
2. Mục tiêu của việc đánh giá tài chính doanh nghiệp với từng chủ thể
Từng chủ thể sẽ có mục tiêu khác nhau khi thực hiện đánh giá tài chính doanh nghiệp. Cụ thể:
- Nhà quản lý doanh nghiệp: Dùng đánh giá tài chính để đưa ra các quyết định, giải pháp phù hợp.
- Nhà đầu tư: Biết được tình hình tài chính doanh ngihệp để xác định được rủi ro khi đầu tư, giúp đưa ra quyết định chính xác, ít rủi ro hơn.
- Người cho vay: Nắm được khả năng chi trả nợ của doanh ngihệp thông qua tình hình tài chính, xác định được rủi ro cho vay, hỗ trợ đưa quyết định ít rủi ro.
- Cơ quan nhà nước: Phân tích tài chính để có thể giám sát, kiểm tra, hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp đúng với chế độ kinh tế, chính sách phù hợp theo luật định.
3. Phương pháp đánh giá tài chính
Có 3 phương pháp đánh giá tài chính phổ biến được sử dụng hiện nay, bao gồm:
3.1. Phương pháp so sánh
- Được thực hiện để nghiên cứu kết quả, phân tích biến động và mức độ biến động của chỉ tiêu được phân tích.
- So sánh trong phạm vi:
- Số thực hiện kỳ này và số thực hiện kỳ trước: Xác định xu hướng thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Số thực hiện và số kế hoạch: Thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và mức độ phấn đấu theo kế hoạch.
- Số liệu doanh nghiệp và số liệu trung bình ngành: Xác định xem doanh nghiệp đang hoạt động tốt hay xấu trong ngành.
3.2. Phương pháp tỷ lệ
- Xác định cũng như tính toán tỷ số tài chính phù hợp với mục tiêu và giá độ phân tích.
- Xác định được ngưỡng để nhận xét.
- So sánh tỷ số tài chính và ngưỡng để đánh giá.
3.3. Phương pháp phân tích Dupont
Phương pháp phân tích Dupont nhằm phân tích ảnh hưởng của 1 tiêu chí lên tiêu chí tổng hợp. Từ đó biết được mức độ ảnh hưởng của nhân tố phân tích đối với tình hình tài chính doanh nghiệp.
4. Nội dung đánh giá tài chính doanh nghiệp
Khi đánh giá tài chính của 1 doanh nghiệp, cần xem xét 3 nội dung: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và các chỉ số tài chính.
4.1. Đánh giá bảng cân đối kế toán
- Phân tích kết cấu tài sản và kết cấu nguồn vốn:
- Đánh giá kết cấu tài sản: Giúp đưa ra đánh giá về đặc điểm kinh doanh, chiến lược đầu tư, năng lực hoạt động, tiềm năng phát triển… .
- Đánh giá kết cấu nguồn vốn: Giúp đưa ra đánh giá về mức độ tự chủ tài chính, chiến lược tài trợ, khả năng trả nợ, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, khả năng huy động vốn trong tương lai.
- Phân tích Vốn lưu động ròng (Net working capital – NWC): Đánh giá xem doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay chưa và xem xét tài sản cố định có được tài trợ vững chắc thông qua nguồn vốn dài hạn hay không.
- Phân tích diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn: Giúp đánh giá tình hình sử dụng vốn trong kỳ kinh doanh và cách thức tài trợ vốn cho các hoạt động sử dụng vốn.
4.2. Đánh giá báo cáo kết quả kinh doanh
Bản chất: Là phân tích tình hình chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Mục tiêu:
- Xác định đặc điểm và mối liên hệ của các chỉ tiêu có trong báo cáo kết quả kinh doanh.
- So sánh với trung bình ngành và niên độ kế toán liên tiếp để biết được xu hướng thay đổi và xem xét doanh nghiệp có đang phát triển phù hợp, tốt so với ngành hay không.
4.3. Đánh giá tỷ số tài chính
- Nhóm chỉ số đánh giá khả năng thanh toán: Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời, Tỷ số khả năng thanh toán nhanh, Tỷ số khả năng thanh toán tức thời.
- Nhóm chỉ số đánh giá khả năng cân đối vốn: Hệ số nợ (Tỷ số nợ trên tổng tài sản), Hệ số vốn chủ sở hữu hay hệ số tự tài trợ (Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản), Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (TIE).
- Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động: Vòng quay hàng tồn kho, Kỳ thu tiền trung bình, Vòng quay tài sản cố định, Vòng quay tổng tài sản.
- Nhóm chỉ số đánh giá khả năng sinh lợi: Tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS), Tỷ số khả năng sinh lời cơ bản của tài sản (BEP), Tỷ suất doanh lợi tổng tài sản (ROA), Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ suất sinh lợi vốn cổ phần thường (ROCE), Thu nhập 1 cổ phần thường (EPS).
Tham khảo: 4 chỉ số tài chính quan trọng nhất trong báo cáo tài chính doanh nghiệp
5. Lưu ý khi đánh giá tài chính doanh nghiệp
Trình độ người đánh giá, hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành và chất lượng nguồn thông tin sử dụng là những điều có thể ảnh hưởng đến đánh giá tài chính doanh nghiệp phổ biến.
Chỉ số trung bình của ngành: Dùng để so sánh, tham chiếu biết được tình hình hoạt động, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành.
- Trình độ của người đánh giá: Yêu cầu người đánh giá có chuyên môn cao, có khả năng nhìn nhận các con số đưa ra được đánh giá nhận xét có giá trị.
- Chất lượng thông tin sử dụng: Là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định đánh giá, nhận xét có chính xác, hữu ích, phù hợp hay không. Tuy nhiên, nếu một doanh nghiệp bên ngoài muốn đánh giá 1 doanh nghiệp khác, việc tiếp cận các thông tin uy tín, chính xác tương đối khó khăn.
Có thể thấy việc đánh giá tài chính doanh nghiệp là một công việc phức tạp, đòi hỏi sự chú ý và nguồn thông tin chất lượng. Và để tiếp cận được nguồn thông tin này, bạn có thể cân nhắc sử dụng báo cáo thông tin doanh nghiệp BIR của CRIF D&B Việt Nam – Nơi nguồn có thông tin tuyệt vời để đánh giá tài chính doanh nghiệp:
- Báo cáo tài chính tới 3 – 5 năm.
- Bao gồm nhiều thông tin hữu ích như: lịch sử hình thành, đối tác, nhà cung cấp, đối thủ, nhân sự …
Một doanh nghiệp muốn phát triển bên vững và bước những bước tiến xa hơn cần phải đánh giá chi tiết được tài chính doanh nghiệp. Từ đó xây dựng chiến lược nguồn vốn và tài chính phù hợp với các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bản đánh giá tài chính cũng như xây dựng chiến lược tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.
Chia sẻ