Phương pháp quản trị vốn lưu động hiệu quả cho doanh nghiệp

Phương pháp quản trị vốn lưu động hiệu quả cho doanh nghiệp

adminquantri

0 Bình luận

27/07/2020

Vốn lưu động là gì? Vai trò của vốn lưu động

Vốn lưu động ( Working capital) là thước đo tài chính thể hiện thanh khoản hoạt động có sẵn của một doanh nghiệp, tổ chức. Vốn lưu động chính là yêu cầu đầu tiên để doanh nghiệp hoạt động, và để bắt đầu hoạt động đầu tiên doanh nghiệp phải đáp ứng được nguồn vốn lưu động.

Nguồn vốn lưu động còn ảnh hưởng đến quy mô hoạt động. Vì thế, trong kinh doanh các tổ chức và doanh nghiệp phải tự chủ động trong việc quản trị vốn nên khi muốn mở rộng quy mô, các hoạt động của doanh nghiệp nhất thiết các doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn đầu tư.

Nhà quản lý, chỉ doanh nghiệp có thể dựa vào các chỉ số đo lường vốn lưu động để phân tích, đánh giá tính thanh khoản ngắn hạn của công ty cũng như khả năng quản lý sử dụng tài sản công ty một cách hiệu quả. Từ đó, có thể kịp thời nắm bắt cơ hội và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Từ các chính sách về giá thành sản phẩm đến năng lực cạnh tranh trên thị trường trong thời gian lâu dài.

Quản trị nguồn vốn cho chủ doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp muốn quản trị vốn lưu động phục vụ hiệu quả cho hoạt động và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhà quản lý phải hiểu được các chỉ số đánh giá vốn lưu động có ý nghĩa gì, lợi dụng con số đó để thúc đẩy hay hạn chế các hoạt động kinh doanh đầu tư như thế nào cho hợp lý.

Nếu tài sản ngắn hạn ít hơn nợ phải trả ngắn hạn thì có nghĩa là doanh nghiệp đang thiếu vốn lưu động và đang phải vật lộn để theo kịp các khoản nợ của mình. Trường hợp thiếu vốn lưu động thì doanh nghiệp có thể phải vay vốn từ ngân hàng để huy động thêm tiền.

 Ý nghĩa của các chỉ số tài chính doanh nghiệp

Nếu tài sản ngắn hạn < nợ phải trả ngắn hạn thì có nghĩa là doanh nghiệp đang thiếu vốn lưu động và đang phải vật lộn để theo kịp các khoản nợ của mình. 

Nếu trường hợp tài sản ngắn hạn > nợ ngắn hạn, khi đó doanh nghiệp có nhiều tiền để thanh toán các khoản nợ và tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì vậy, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, các công ty sẽ có vốn lưu động âm hay dương.

Nếu doanh nghiệp có sản phẩm được mua từ nhà cung cấp và ngay lập tức bán được cho khách hàng trước khi công ty thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Do vậy, những công ty này sẽ không cần nhiều vốn lưu động.

 Ngược lại, nếu trường hợp công ty chuyên sản xuất các loại máy móc thiết bị hạng nặng thường không thể tăng tiền mặt nhanh chóng, vì sản phẩm bán ra trên cơ sở thanh toán dài hạn. Vì vậy, những công ty này cần có nguồn vốn lưu động lớn hơn.

 Việc tăng vốn lưu động cho thấy doanh nghiệp đã tăng tài sản hiện tại của mình lên bằng các cách như hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận.

 Bán tài sản dài hạn, vay dài hạn, đầu tư chủ sở hữu, giảm lượng hàng tồn kho, giảm các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp bằng cách thanh toán hết các khoản nợ ngắn hạn hoặc thay đổi điều khoản thanh toán với nhà cung cấp từ ngắn hạn thành dài hạn.

 Phương pháp quản trị vốn lưu động hiệu quả

Việc quản trị vốn lưu động sẽ liên quan đến các việc như: Quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu và phải trả, tiền mặt. Vì vậy để quản trị vốn lưu động tốt bạn cần:

 Quản lý tiền mặt

Tiền mặt là tài sản không sinh lời, vì thế doanh nghiệp cần phải tối thiểu hóa lượng tiền mặt nắm giữ. Nhà quản trị tài chính cần xác định số dư tiền mặt cho phép doanh nghiệp đáp ứng được chi phí hằng ngày.

 Quản lý hàng tồn kho

Bạn cần xác định được mức tồn kho cho phép sản xuất không bị gián đoạn nhưng vẫn giảm được đầu tư vào nguyên liệu thô giúp tăng dòng tiền. Bên cạnh đó, hàng hóa thành phẩm phải giữ được mức thấp nhất để tránh sản xuất quá mức.

 Quản lý khoản phải thu

Hầu hết khách hàng đều muốn kéo dài thời hạn thanh toán, do đó cần phải xác định chính sách tín dụng phù hợp để công ty có thể thực hiện việc thu tiền đối với các hóa đơn hay khoản nợ đến hạn.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn nắm được vốn lưu động là gì, cách quản trị vốn lưu động hiệu quả, hạn chế thấp nhất tình trạng tồn kho. Đồng thời, cần đảm bảo được tài sản ngắn hạn phải lớn hơn khoản nợ ngắn hạn để tăng cơ hội tái đầu tư thúc đẩy doanh nghiệp phát triển vững mạnh.

Để hiểu hơn về phương pháp quản trị vốn lưu động hiệu quả cho doanh nghiệp thời 4.0, anh/chị có thể tham gia ngay khoá huấn luyện Chiến lược nguồn vốn Doanh nghiệp do Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME) đã phối hợp cùng Công ty VERCO tổ chức.

Khoá huấn luyện nhằm hỗ trợ Cộng đồng doanh nghiệp giải quyết triệt để những khó khăn trong hoạt động sử dụng – quản trị và huy động nguồn vốn. 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận