Phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam – Sinh viên hay người giúp việc đều dễ kiếm việc hơn

Phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam – Sinh viên hay người giúp việc đều dễ kiếm việc hơn

adminquantri

0 Bình luận

16/01/2020

Nền kinh tế số là xu hướng tất yếu trên toàn cầu cũng đang được Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh phát triển năm 2020. Đây sẽ là cơ hội để mọi người, từ người giúp việc đến sinh viên mới ra trường đều có thể dễ dàng tìm được cơ hội việc làm cho ưng ý.

Thuận lợi và khó khăn cho nền kinh tế số tại Việt Nam

Phát triển kinh tế số là một xu hướng tất yếu và có tính toàn cầu. Trong vài năm trở lại đây, mô hình kinh tế số cũng đang rất phát triển tại Việt Nam, đóng góp rất lớn vào tốc độ phát triển kinh tế chung của cả nước. Đặc biệt nhất là các mô hình cung cấp dịch vụ chia sẻ phương tiện giao thông, chia sẻ nơi lưu trú, mua bán hàng online, hoặc các dịch vụ truyền hình có trả tiền… Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam là một thị trường vô cùng màu mỡ, tạo điều kiện lớn cho nền kinh tế số phát triển.

* Khó khăn

Đương nhiên, không chỉ các doanh nghiệp Việt nhanh chóng nhận ra được điều này mà doanh nghiệp nước ngoài cũng đã sớm nhận thấy những tiềm năng lớn tại thị trường Việt Nam. Do đó, họ đã đầu tư mạnh mẽ và thu lại nhiều lợi nhuận từ chúng ta. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những vấn đề đáng lo ngại đó là nhiều doanh nghiệp nước ngoài còn trốn thuế. Vì vậy đã tạo ra một thị trường cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Gây trở ngại cho sự phát triển của các doanh nghiệp trẻ Việt Nam gặp nhiều khó khăn về thị trường.

Thuận lợi và khó khăn cho nền kinh tế số tại Việt Nam

* Thuận lợi

Vào tháng 9/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Đây được xem như một sự khẳng định, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước trong việc đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mô hình kinh tế số. Đây được xem là tin vui lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong công cuộc phát triển một nền kinh tế mới, mang lại nhiều lợi nhuận lớn.

Bên cạnh đó, kinh tế số đã phát triển từ rất lâu trên thế giới, mà chúng là quốc gia đi sau nên có thể học hỏi được rất nhiều những bài học quý từ những quốc gia đã thành công trước đó. Để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số, nhà nước đã khuyến khích thực hiện các nền tảng công nghệ “Make-In Việt Nam”, chủ trường người Việt dùng hàng Việt.

Thực tế, đến thời điểm hiện tại cũng có khá nhiều tảng tảng công nghệ phát triển tại Việt Nam như: Ví tiền điện tử Momo phục vụ về tài chính, Goviet – dịch vụ xe ôm, taxi công công tiện lợi, Vering Platform – Phục vụ về vốn và quản trị doanh nghiệp,….

* Đánh giá chung về tình hình kinh tế số của Việt Nam

Nếu nhắc đến thành công của các doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ xuyên biên giới, chắc hẳn ai cũng biết Youtube, Facebook, Grab, Nexflix,… Chúng ta có thể căn cứ vào đây để học hỏi. Hiện tại có đến 70% thị phần quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam thuộc về các công ty nước ngoài như Facebook, Google.

Đây có thể xem là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với sự phát triển của kinh tế đối với thị trường Việt Nam.

Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ: “Thị phần quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam có gần 70% thị phần thuộc về các công ty nước ngoài như Facebook, Google. Chỉ trong 10 năm chúng ta mất khoảng 50% thị phần quảng cáo. Vì vậy, nhiều đơn vị sản xuất nội dung cho Google, Facebook và triệt để khai thác tăng tần suất các thông tin tin tưởng vào như một giải pháp kinh tế, cùng với những hành vi tiêu cực khác, khiến môi trường kinh doanh đầu tư trở nên méo mó, cản trở hoạt động của nhiều doanh nghiệp lành mạnh”.

Xem thêm: Thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế số năm 2020

Nền kinh tế số hỗ trợ giải quyết việc làm cho tất cả mọi người

Hiện tại, kinh tế số ở Việt Nam rất phát triển, đặc biệt là các nền tảng công nghệ phục vụ nhu cầu người dùng. Đã có nhiều ứng dụng có thể cài trên điện thoại, giúp người sử dụng có thể gọi xe ô tô, xe máy, giao – nhận hàng, đặt vé máy bay, đặt đồ ăn, thuê phòng lưu trú, thuê gia sư, thuê giúp việc, thuê dịch vụ sửa chữa các thiết bị trong gia đình,… thậm chí người dùng cũng có thể kết nối bác sĩ chăm sóc sức khoẻ tại nhà.

Nền kinh tế số hỗ trợ giải quyết việc làm cho tất cả mọi người

Với tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp thành công lên tới 30% (cao hơn mức trung bình 10% trên thế giới), Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon (VSV) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai nhiều năm nay cũng đã chứng minh được sự phát triển chưa từng thấy của nhiều mô hình kinh tế số được thiết kế từ các bạn trẻ người Việt. Rất nhiều nhóm khởi nghiệp thành công như Canets, Hachi, Momo, Winme, MyMoney.vn, Lozi.vn, VNPlay, VietCreative, True Jucie, Loanvi.com,… vẫn giữ vững tốc độ phát triển trong nhiều năm qua.

Ví dụ như Canets, ứng dụng kết nối giới thiệu việc làm cho sinh viên. Sau khi dự án này hoạt động được gần 3 năm đã tạo nguồn thu nhập cho hàng chục nghìn sinh viên, với giá trị hơn 15 tỷ đồng.

Ước tính, tỷ lệ thành công sau mỗi lần tìm việc qua ứng dụng là 70%, sinh viên có thu nhập cao gấp 2 lần so với đi tìm việc ở các Trung tâm gia sư, Trung tâm giúp việc, hoặc bán hàng ngoài giờ…

Không chỉ đưa ra nền tảng giúp các gia đình có thể kết nối với sinh viên có nhu cầu tìm việc như giúp việc theo giờ, tìm gia sư dạy kèm,.. Canets còn tạo nên hệ thống đánh giá người lao động. Nhờ đó, mỗi ngày trên Canets có khoảng 30 giao dịch mới, tìm kiếm người giúp việc hoặc gia sư là các bạn sinh viên đi làm thêm.

Anh Đỗ Tiến Khải, Giám đốc điều hành, Nhà sáng lập Canets cho biết: “Chúng tôi tập trung đào tạo online, giúp giảm chi phí tìm kiếm người giúp việc, gia sư. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có hệ thống giúp gia đình và sinh viên có quản lý, vì sinh viên có thể nhận được công việc cụ thể cần làm gì trên ứng dụng”.

Kinh tế số đã xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam với nhiều hình thức như thương mại điện tử, kinh tế chia sẻ, các dịch vụ liên quan đến dữ liệu… Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế số ở Việt Nam  vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp phải cố gắng vượt qua. Đặc biệt là rào cản về pháp lý, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài vốn đi trước và nhiều kinh nghiệm, ý thức của nhiều cấp chính quyền và của chính người dân.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận