Nhà giáo doanh nhân [Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11]

Nhà giáo doanh nhân [Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11]

adminquantri

0 Bình luận

20/11/2020

Trước khi trở thành những doanh nhân thành công trên thương thường, ông Trương Gia Bình, ông Bùi Quang Ngọc, ông Trần Mộng Hùng, ông Nguyễn Tử Quảng,… đều là những nhà giáo tâm huyết. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hẳn họ cũng không khỏi bồi hồi nhớ về thời còn đứng trên bục giảng, nhiều Thầy Cô giáo Doanh nhân này vẫn ngày đêm miệt mài hoàn thành tốt cả 2 sứ mệnh (Giáo viên và Doanh nhân) đó.

Thầy giáo doanh nhân

Chắc có lẽ các Thầy Cô Doanh Nhân này cũng như mình, khi phải lận đận trải qua nhiều nghề, nhiều việc, nhiều môi trường khác nhau thì Mình mới nhận ra rằng nghề thầy giáo và nghiệp nghiên cứu là hợp với cái chất của mình nhất, và cũng là nghề nghiệp mà mình tin là mình có thể đóng góp được nhiều nhất cho cái chung.
Cái cảm giác được đứng lớp, được chia sẻ và trao đi nhiều giá trị cho cộng đồng học viên, đặc biệt học viên là những doanh nhân (những người có tầm ảnh hưởng và đóng góp rất lớn vào việc sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà) là nguồn cảm hứng, động lực khích lệ động viên tinh thần lớn nhất của những người Thầy Cô Doanh Nhân chúng tôi.

“Ghi nhận” đóng góp của Thầy Nguyễn Kim Hùng trong hoạt động Tái cấu trúc DN

Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để xã hội để tri ân, tôn vinh những người thầy. Nhưng tôi nghĩ, đối với những người làm nghề giáo thì đó lại là dịp để mỗi người tự nhận thức lại, tự tư duy lại công việc của mình, cũng như vai trò, sứ mệnh của nghề với đời, với xã hội.

Hình ảnh của người thầy ở xứ mình xưa nay vẫn thường là “bất khả xâm phạm”. Nhưng tôi nghĩ, “người thầy” thì khác rất nhiều với “thợ dạy”. Thợ dạy thì ngày ngày lên lớp và làm cho xong cái công việc gọi là “giảng dạy” của mình, mà không cần biết là những “sản phẩm” mà mình góp phần tạo ra có thành nhân, thành tài hay không. Còn công việc quan trọng nhất người thầy là khai sáng, khai minh cho người học, là giúp người học biết sống vì cái gì và cái đó có đáng không, biết phân biệt đúng-sai, phải-trái, giả-chân, biết giải quyết tốt những vấn đề của công việc và cuộc sống…

Để làm được điều này, người thầy sẽ thổi vào người học khát khao học, tinh thần tự học, tinh thần thực học, và cùng người học bàn chuyện: cái học lớn nhất là học để “biết học” chứ không phải học để “biết nhiều” và học để biết “cái mà mình không biết”… Khi làm được những điều “lớn lao” này thì người thầy và nghề dạy học sẽ mặc nhiên được tôn quý và nhớ ơn, bất kể là trên đời này có tồn tại ngày 20/11 hay không. (Trích lời Thầy Giản Tư Trung – Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE).

Xin được gửi lời chúc sức khỏe, chúc chân cứng đá mềm tới tất cả các Thầy Cô giáo Doanh Nhân nói riêng và lời tri ân, lòng biết ơn tới hơn 1 triệu Thầy Cô giáo đã và đang giảng dạy trên ghế nhà trường, hàng ngày vẫn miệt mài trao giá và khai sáng trị tri thức cho hàng chục triệu thế hệ hiện tại và tương lai.

Thầy giáo doanh nhân Nguyễn Kim Hùng và món quà ý nghĩa từ học viên

Xin được cảm ơn, những tình cảm trân quý từ những lẵng hoa tươi thắm, những ghi nhận, những lời chúc từ những học viên Doanh nhân đặc biệt này dành cho chúng tôi. Đó là lý do vì sao cho chúng tôi biết, phải tiếp tục và tiếp tục cố gắng nỗ lực hơn nữa trong cv để xứng đáng với niềm tin yêu mà quý anh chị học viên đã dành cho chúng tôi.

Chúc mừng sớm ngày 20/11 – Ngày nhà Giáo Việt Nam!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận