Một số dự án thua lỗ lớn của Công Thương có thể cho phá sản

Một số dự án thua lỗ lớn của Công Thương có thể cho phá sản

adminquantri

0 Bình luận

20/09/2018

Tới đây chương trình cải cách sẽ thay đổi cách quản lý Nhà nước và người đứng đầu sẽ phải chịu trách nhiệm đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp. Đây cũng là cách mà Nhà nước có thể đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp mà không phải dựa vào khu đất vàng mà những doanh nghiệp này đang nắm giữ trong tay.

Theo như thông tin của ông Đặng Quyết Tiến cho biết rằng có 12 dự án lớn của ngành Công Thương bị thua lỗ, tính đến nay có một số dự án khôi phục kinh tế, giảm lỗ có những dự án đã có lãi. Tuy nhiên có một số dự án cần tính toán lại và rất có thể sẽ được bán cho các nhà đầu tư khác hoặc sẽ cho phá sản.

Hiện nay có ba dự án đang gặp nhiều khó khăn đó là Bột giấy Phương Nam, Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Dự án mở rộng nhà máy thép Thái Nguyên giai đoạn 2. Trong đó công ty Bột giấy Phương Nam hiện đang gặp khó khăn nhất khi mà được rao bán nhiều lần nhưng không có ai muốn mua lại công ty này. Chính vì vậy ông Tiến chia sẻ, dự án này rất có thể cho phá sản, hoặc tích cực hơn sẽ cố duy trì thêm.

công ty cổ phần xây dựng giao thông bến tre

Theo như nhận định của Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, 12 dự án trên chỉ cần thu được vốn, việc bán đi là cần thiết bởi đó là những ngành mà Nhà nước không cần nắm giữ.Tuy nhiên khó khăn lớn nhất hiện nay là tìm người mua những dự án này và vướng mắc nhất ở vấn đề định giá, quyền sử dụng đất…

Những doanh nghiệp nhà nước gặp rủi ro đã được các chuyên gia bàn bạc, hiện nay chỉ chiếm khoảng 1% trên tổng số doanh nghiệp, thế nhưng nhóm doanh nghiệp này đang nắm kinh tế chủ chốt, đóng góp 30% GDP cho kinh tế nước nhà. Có rất nhiều doanh nghiệp phát triển nhanh không phải chỉ dựa vào sản xuất hàng hóa, giá bán sản phẩm mà là do họ nắm giữ nhiều khu đất có giá trị cao hay các doanh nghiệp Nhà nước có các đơn vị chủ quản là các Bộ ngành.

Tới đây chương trình cải cách sẽ thay đổi cách quản lý Nhà nước và người đứng đầu sẽ phải chịu trách nhiệm đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp. Đây cũng là cách mà Nhà nước có thể đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp mà không phải dựa vào khu đất vàng mà những doanh nghiệp này đang nắm giữ trong tay. Ông Lưu Bích Hồ cũng khuyen rằng không nên để quá lâu cần tái cấu trúc doanh nghiệp nhanh chóng để nâng giá trị của doanh nghiệp hơn.

Viện trưởng Viện chiến lược cũng chia sẻ thêm rằng, tính đến năm 2020 sẽ cố gắng cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước mà hiện đang chậm trễ. Để giúp cho nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn thì cần tái cơ cấu kinh tế nếu như muốn thoát khỏi những khó khăn như hiện nay

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận