M&A sẽ tăng mạnh ở Đông Nam Á năm 2020 – Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam
adminquantri
0 Bình luận
01/04/2020
Hiện nay, các thỏa thuận M&A trong khu vực Đông Nam Á có xu hướng tăng vọt đặc biệt là Thái Lan. Điều này đã tạo cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường thông qua hình thức M&A khu vực, đặc biệt là quốc gia có nền kinh tế “non trẻ” như Việt Nam. năm 2020, thị trường M&A không chỉ nằm ở các “thửa ruộng vàng” như tài chính – ngân hàng, bất động sản hay hàng tiêu dùng, mà còn trải rộng khắp các ngành nghề như bán lẻ, năng lượng, hạ tầng, dược phẩm, y tế, giáo dục…
Hình hình M&A hiện nay tại Đông Nam Á đang diễn ra như nào?
Trong báo cáo thống kê tình hình hình phát triển kinh tế Đông Nam á năm 2019 mới đây cho thấy mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm chạp và bất ổn. Nhưng làn sóng mua bán sáp nhập (M&A) vào các nước Đông Nam Á lại tăng trưởng nhanh nhanh chóng. Trong đó, Thái Lan được xem là người tiên phong, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động này.
Theo Dealogic – công ty cung cấp thông tin tài chính có trụ sở tại Anh thông kế: Tính đến ngày 16/12/2019 có 67 thương vụ M&A giữa các nước Đông Nam Á, tổng giá trị thương vụ lên đến 9,6 tỷ USD, gần gấp 3 lần con số 3,5 tỷ USD đạt được trong năm 2018. Quy mô một giao dịch trung bình đạt 144 triệu USD, cao nhất trong 10 năm qua.
Theo Nikkei, các doanh nghiệp ở các nền kinh tế “trưởng thành” của Đông Nam Á đang sử dụng các thoả thuận M&A nhằm đối phó với những vấn đề lớn về sự chênh lệch tốc độ tăng trưởng giữa các quốc gia trong khu vực cũng như rắc rối chính trị toàn cầu đang diễn ra.
Tháng 12/2019, Ngân hàng Bangkok Bank đã đạt được thỏa thuận với Standard Chartered để mua lại Ngân hàng Permata của Indonesia. Đơn vị này đã vượt qua Sumitomo Mitsui Banking Corp của Nhật Bản và các đối thủ khác đến từ Singapore như DBS Group Holdings và Overseas-Chinese Banking Corp.
Đồng thời, Ngân hàng này cũng đã đầu tư 2,67 tỷ USD để đổi lấy 89% cổ phần của Permata. Đây là thương vụ mua lại ngân hàng nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay của một ngân hàng thương mại Thái Lan.
Các thương vụ M&A ở Đông Nam Á đang được dẫn dắt bởi các công ty đến từ những nền kinh tế lớn có nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Thái Lan hiện đang chiếm 38% giá trị thương vụ M&A tính từ năm 2010 – 2019. Kế đó là Singapore với mức 32% và Malaysia với mức 23%.
Trong khi các doanh nghiệp Thái Lan dẫn đầu các vụ mua lại trong khu vực, các công ty Việt Nam và Indonesia lại trở thành mục tiêu hàng đầu trong năm 2018 và 2019. Từ giữa năm 2010, hai quốc gia này đã thu hút thêm đầu tư theo hướng này, nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và thị trường nội địa khổng lồ.
Đến nay, các công ty khởi nghiệp lớn của Đông Nam Á đã nhận được nhiều khoản đầu tư trước đây cũng đang bắt đầu tham gia vào các hoạt động M&A trong khu vực. Ví dụ như Gojek của Indonesia đã mua lại startup Coins Coins của Philippines với giá 72 triệu USD vào tháng 1/2019 như một phần chiến lược mở rộng trong khu vực. Việc tham gia hoạt động M&A được nhận định là hướng đi nhằm nhanh chóng thâu tóm thị trường hoặc công nghệ khi cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Cơ hội lớn cho M&A phát triển tại Việt Nam 2020
Mặc dù tình hình M&A Thái Lan đang phát triển rất mạnh mẽ, nhưng nhớ định hướng chính xác, Việt Nam cũng nhanh chóng gắt hái được những thành công đáng kể trong mảng kinh tế này. Theo Báo cáo của Nhóm nghiên cứu thuộc Diễn đàn M&A Việt Nam (MAF), năm 2018 – 2019, bất động sản chiếm giá trị gần 20%, các công ty hoạt động đa ngành chiếm 19,67% và ngành sản xuất hàng tiêu dùng tụt xuống thứ 3, chiếm 10,53%.
TS-LS. Bùi Quang Tín, CEO Trường doanh nhân BizLight nhận xét, áp lực tuân thủ chuẩn mực vốn của Basel II từ nay đến năm 2020 sẽ đặt nhiều ngân hàng trước bài toán M&A. Chưa kể, theo Chiến lược Phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030, Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng quốc doanh. Điều này khiến M&A ngân hàng tiếp tục sôi động trong thời gian tới.
Đặc biệt, thị trường M&A 2019 – 2020 cũng xuất hiện một cơn “sóng lạ” như: mua lại các khu công nghiệp, M&A các chuỗi khách sạn, M&A các chuỗi nhà hàng… Ông Lê Tuấn Bình, Quản lý cấp cao, Phòng Tư vấn đầu tư Savills Hà Nội nhận xét: “Việt Nam là thị trường mới nổi, có thể so sánh với các thị trường như Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc). Do có lợi nhuận cao nên nhiều nhà đầu tư đang rất tích cực tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam. M&A bất động sản thời gian tới sẽ bùng nổ”, ông Bình nhận xét.
Thực tế, thị trường M&A không chỉ nằm ở các “thửa ruộng vàng” như tài chính – ngân hàng, bất động sản hay hàng tiêu dùng, mà còn trải rộng khắp các ngành nghề như bán lẻ, năng lượng, hạ tầng, dược phẩm, y tế, giáo dục…
Hiện nay, Việt Nam đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các doanh nghiệp nước ngoài trong mảng M&A. Đặc biệt, hiện tại Hàn Quốc đang đầu tư chuyển dịch đa ngành vào Việt Nam mà không còn tập trung vào may mặc, sản xuất. Sắp tới, các nhà đầu tư Hàn Quốc có thể tiên phong vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng và chứng khoán. Ông Stefano Pellegrino, luật sư thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cũng nhận định: Các nhà đầu tư châu Âu đang tập trung đầu tư M&A vào lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ uống và ngành hàng bán lẻ tại Việt Nam. Nhưng với Hiệp định EVFTA vừa ký kết, các thương vụ M&A sẽ được thực hiện ở nhiều lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, công nghệ bán dẫn, xử lý nước và chất thải – những lĩnh vực mà công nghệ châu Âu có uy tín cao.
Đây có thể mới chỉ là khởi đầu cho cuộc rượt đuổi trong các nhóm ngành M&A tại Việt Nam. Hàng loạt thương vụ lớn sắp diễn ra ở các ngành “hot”, giàu tiềm năng được kỳ vọng gặt mùa vàng cho nhà đầu tư sẽ làm cuộc đua trên thị trường M&A đặc biệt hấp dẫn.
Chia sẻ