Làm chủ tài chính cá nhân – Làm chủ cuộc sống

Làm chủ tài chính cá nhân – Làm chủ cuộc sống

adminquantri

0 Bình luận

29/10/2019

Nếu bạn muốn giàu có, trước tiên bạn phải học cách tiết kiệm tiền. Hay nói cách khác, bạn phải biết cách làm chủ tài chính cá nhân. Đây là vấn đề tưởng dễ nhưng thực tế lại không hề dễ dàng. Bạn phải biết cách kiểm soát chi tiêu hàng ngày, hàng tuần của mình.

Hơn nữa, bạn cần biết khoản chi nào cần thiết và tạo ra giá trị nhất.Từ việc ổn định tài chính sẽ giúp bạn làm chủ cuộc sống cá nhân. 

Các nguyên tắc giúp bạn làm chủ tài chính cá nhân

Làm chủ tài chính cá nhân là bước cần thiết để bạn làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của mình. Để làm chủ tài chính, bạn nên bắt đầu từ các việc nhỏ nhất đó là lập kế hoạch tài chính cá nhân. Bao gồm các yếu tố sau:

Ghi chép lại chi tiêu của mình

Ghi chép chi tiêu giúp kiểm soát tài chính hiệu quả

 

Ghi chép chi tiêu giúp kiểm soát tài chính hiệu quả

Thói quen ghi chép sẽ giúp bạn nắm được tình hình chi tiêu của bản thân. Tránh tình trạng không biết vì sao lại hết tiền. Trong đó, bạn nên liệt kê các khoản chi theo hình thức chi như thẻ tín dụng, tiền mặt, ví điện tử, ….Từ đó lên phương án điều chỉnh chi tiêu của mình cho hợp lý nhất.

Cuối tháng, bạn sẽ tổng kết lại các khoản chi của mình theo các hạng mục như: Ăn uống, mua sắm, đám tiệc, gặp gỡ bạn bè,… Nhìn thấy được thói quen chi tiêu của bản thân giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả nhất.

Đặt mục tiêu tiết kiệm tối đa và đầu tư

Thay vì luôn nghĩ nên chi tiêu vào món hàng nào, chúng ta sẽ nghĩ đến việc làm thế nào để tiết kiệm trước. Trong đó, có tiết kiệm ngắn hạn và tiết kiệm dài hạn.

  • Tài khoản tiết kiệm ngắn hạn: Phục vụ cho các tình huống khẩn cấp như nhập viện, mua xe, mua điện thoại, mua nhà,….

  • Tài khoản tiết kiệm dài hạn:  Đây là khoản dành cho tương lai, có thể là dùng khi bạn đã nghỉ hưu. Khoản tiền này bạn nên kết hợp với đầu tư để đảm bảo tối đa lợi nhuận.

Sử dụng một công cụ quản lý chi tiêu

Một công cụ quản lý chi tiêu sẽ hỗ trợ bạn rất tốt, giúp bạn dễ dàng hơn trong kiểm soát tài chính. Một số ứng dụng từ ngân hàng như Timo, ACB, ….giúp thống kê các giao dịch phát sinh của bạn. Từ đó bạn sẽ điều chỉnh các hạng mục chi tiêu của mình cho phù hợp với thu nhập.

Mỗi tháng, bạn nên chuyển số tiền tiết kiệm ngay khi vừa nhận lương vào tài khoản tiết kiệm. Sau đó bạn sẽ chi tiêu dựa trên số tiền còn lại trên tài khoản thanh toán. Chỉ sau một thời gian, bạn sẽ thấy ngạc nhiên với số tiền mà mình tích lũy được.

Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân 50/20/30

Nguyên tắc ngân sách 50 20 30

Nguyên tắc 50/20/30 giúp bạn làm chủ tài chính cá nhân

Nguyên tắc tài chính 50/20/30 là một nguyên tắc quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả. Cốt lõi của nguyên tắc này là chia khoản chi thành 3 nhóm chính: nhóm chi tiêu thiết yếu; nhóm tích lũy và nhóm linh hoạt. Trong đó:

  • 50%: Dành cho các nhu cầu thiết yếu của đời sống như tiền ăn, tiền ở, chi phí đi lại và các hóa đơn tiện ích như điện, nước.

  • 20%: Đây là khoản tiền dành cho mục tiêu như tiết kiệm, trả nợ và quỹ dự phòng. Danh mục này chỉ nên được bổ sung sau khi bạn xét đến các nhu cầu thiết yếu của mình.

  • 30%: Đây là khoản tiền linh hoạt dành cho các chi tiêu cá nhân. Bao gồm điện thoại, thực phẩm giải trí, du lịch, mua sắm,…Đây là khoản không quá cấp thiết nên bạn sẽ nghĩ đến nó sau cùng.

Nguyên tắc 6 chiếc lọ trong tài chính

 Nguyên thắc 6 chiếc lọ trong tài chính cá nhân

Nguyên tắc 6 chiếc lọ trong tài chính cá nhân

Bên cạnh nguyên tắc 50/20/30 thì nguyên tắc 6 chiếc lọ cũng nối tiếng không kém. Phương pháp này còn được biết đến nhiều hơn với tên gọi là phương pháp JARS.

Phương pháp JARS với 6 cái lọ, tượng trưng cho việc chia thu nhập hàng tháng của bạn ra làm 6 phần, giống như cho vào 6 chiếc lọ khác nhau. Mỗi cái lọ có tên và chức năng nhất định. 

Lọ 1: Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%

Đây là khoản thiết yếu phục vụ nhu cầu ăn, mặc, ở của bạn. Bao gồm các chi phí ăn uống, xăng xe, điện thoại, …

Lọ 2: Tài khoản tiết kiệm 10%

Số tiền trong chiếc lọ này sẽ dành cho những mục tiêu dài hạn, lớn hơn của bạn như mua xe, mua nhà, hoặc sinh em bé… Nếu bạn có nhiều mục đích, bạn nên chia nhỏ con số 10% này theo thứ tự ưu tiên quan trọng của bạn.

Lọ 3: Tài khoản giáo dục 5%

Đây là số tiền dành cho việc học hành của bạn và con cái. Có câu rằng “Đầu tư cho trí tuệ là trí tuệ nhất”. Do đó bạn không cần phải thắt chặt chi tiêu cho hoạt động này.

Lọ 4: Tài khoản tự do tài chính 10%

Đây chính là khoản tiết kiệm dài hạn và bạn không có nhu cầu dùng nó trong tương lai ngắn. Bạn có thể dùng quỹ này để đầu tư sinh lợi nhuận. Khoản này tương ứng như quỹ hưu trí của bạn.

Lọ 5: Tài khoản hưởng thụ 10%

Bao gồm các khoản chi tiêu cá nhân như mua sắm mỹ phẩm, đi du lịch, thiết bị công nghệ,…

Lọ 6: Tài khoản từ thiện 10%

Đây là số tiền dùng cho mục đích cộng đồng như làm từ thiện, quyên góp,….Bạn có thể linh hoạt giảm xuống 5% nếu như số tiền còn lại của bạn là khá hạn chế.

Trên đây là một số nguyên tắc cũng như phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà các bạn nên tham khảo. Hiện tại Verco đang có khóa huấn luyện tài chính cá nhân giúp bạn dễ dàng làm chủ được tài chính, làm chủ được cuộc sống của mình.

Làm chủ tài chính cá nhân là mục tiêu và cũng là yêu cầu đối với tất cả mọi người do đó hãy tham gia ngay một khóa huấn luyện trong thời gian sớm nhất tại Verco nhé. Chúng tôi luôn chờ bạn gọi điện đến hotline để được tư vấn cũng như giải đáp mọi điều về khóa huấn chiến lược tài chính cá nhân mà chúng tôi đang chuẩn bị khai giảng.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận