Lãi suất FED tăng mạnh gây ảnh hưởng như nào đến kinh tế Việt Nam

Lãi suất FED tăng mạnh gây ảnh hưởng như nào đến kinh tế Việt Nam

adminquantri

0 Bình luận

12/08/2022

Lãi suất FED tăng mạnh gây ảnh hưởng như nào đến kinh tế Việt Nam?

Vào đêm 27/7 vừa qua, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất thêm 0,75%. Đây là lần tăng lãi suất thứ 4 của FED trong năm nay, đồng thời cũng là đạt mức lãi suất tham chiếu tại Mỹ lên mức 2,25% – 2,5%, cao nhất kể từ tháng 12/2018. Từ tăng lãi suất cao đột biến này FED gây ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế Việt nam? Hãy cùng Verco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

 

Tác động của lãi suất FED đối với nền kinh tế Việt Nam

Quyết định tăng lãi suất lần thứ tư của FED được thông báo trong bối cảnh mà các nhà kinh tế và hoạch định chính sách đang lo ngại nền kinh tế số Mỹ đang bước vào một giai đoạn suy thoái, khi GDP giảm quý thứ 2 liên tiếp. Đồng thời cũng chuẩn bị cho một giai đoạn khủng hoảng nền kinh tế. 

Đứng trước tính hình đó, nền kinh tế mở như Việt Nam rất dễ bị tác động ở nhiều khía cạnh và đi theo 2 hướng tích cực và tiêu cực. Cụ thể: 

 

– Thị trường chứng khoán

Theo Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu: Thị trường chứng khoán của Mỹ và của Việt Nam tăng điểm sau khi FED tăng lãi suất 0,75 % nhưng theo tôi thì đây chỉ là phản ứng nhất thời. Một độ trễ có thể vài ngày hay vài tuần thị trường chứng khoán Mỹ sẽ giảm điểm khi mà giá cổ phiếu và trái phiếu sẽ suy giảm vì lãi suất tăng kéo theo lợi suất của chứng khoán và đẩy giá chứng khoán xuống, thị trường chứng khoán của Việt Nam cũng sẽ bị tác động bởi xu hướng giảm trên thị trường chứng khoán của Mỹ.

Bên cạnh đó, với Việt Nam thì sẽ có một dòng tiền có thể sẽ rút ra khỏi thị trường chứng khoán để trở về với những tài sản tài chính của Mỹ có giá trị cao hơn, tỷ giá của đồng Việt Nam so với USD sẽ tăng

 

– Thị trường tài chính 

Tài chính Việt nam được xem là thị trường bị ảnh hưởng lớn nhất từ sự kiện FED tăng lãi suất. Thời gian có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần hoặc có thể kéo dài đến vài tháng. 

Trước thông báo lãi suất FED gia tăng, giá vàng trong nước cũng được dự báo sẽ có biến động mạnh trong thời gian tới theo giá vàng thế giới và thị trường lãi suất cũng cần có những điều hành linh hoạt hơn.

 

– Thị trường xuất nhập khẩu

Hiện nay, Hoa Kỳ đang là trường xuất khẩu số một của Việt Nam, tình hình kinh tế Mỹ suy thoái cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Việc điều chỉnh lãi suất này của Fed khiến đồng USD lên giá so với hầu hết các đồng tiền khác. Theo ông Nguyễn Văn Kết, Giám đốc Công ty Cơ khí chính xác SKD Việt Nam, các hoạt động mua bán hàng hóa, nguyên liệu của doanh nghiệp nói chung hiện chủ yếu bằng USD.

Điều này lợi cho xuất khẩu của Việt Nam nhưng lại bất lợi cho nhập khẩu kéo theo việc nhập khẩu lạm phát vì hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ và các nước khác đang tăng giá rất mạnh

Về nguyên tắc, khi doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được lợi vì cùng mức giá bán đã ký kết, sau khi đổi ra tiền Việt sẽ được mức chênh lệch cao hơn. Tuy nhiên, nếu đánh giá với các doanh nghiệp nhập khẩu, thì các doanh nghiệp Việt sẽ phải chịu thiệt hơn.  

Ở thị trường châu Âu, đồng Euro mất giá cũng đang đánh dấu tín hiệu không mấy tích cực cho thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, vì giá cao sẽ khiến khả năng cạnh tranh khốc liệt hơn. Thực tế cho thấy tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua, đơn hàng vào EU có sự chững lại so với 5 tháng đầu năm.

Theo các chuyên gia kinh tế, khi lãi suất tăng để ứng phó với lạm phát, thu nhập của người dân sẽ giảm, khiến họ phải thắt chặt chi tiêu. Như vậy, các hoạt động tiêu dùng hàng hóa trên thị trường giảm, và doanh nghiệp xuất khẩu sẽ khó bán hàng hơn.

 

– Nâng cao giá trị của tiền VND

Đồng USD bị mất giá, đồng thời, giá trị đồng tiền trong khu vực và thế giới cũng đều có xu hướng bị mất giá. Cụ thể, EUR mất 7,8% so với USD, đồng yên Nhật – JPY mất gần 18%, nhân dân tệ – CNY cũng giảm 5,4%, baht Thái cũng mất đến 6,3%… Trong khi đó, do tình hình lạm phát chỉ trong khoảng hơn 2,4% so với 9,1% của Mỹ thì đồng tiền VND đang khỏe hơn so với các đồng tiền khác trong khu vực.

Các chuyên gia dự báo, điều hành của ngân hàng nhà nước là rất phù hợp, đồng Việt Nam có thể sẽ mất giá thêm, nhưng không nhiều, có thể chỉ khoảng 3%./.

 

Kiến nghị giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam

Một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ việc FED tăng lãi suất nói riêng và các nước phát triển thắt chặt tiền tệ nói chung. Đứng ở các khía cạnh, thị trường Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực do ảnh hưởng của lãi suất FED gia tăng.

Đứng trước tình hình này, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra một số khuyến nghị: “Bên cạnh việc Ngân hàng Nhà nước giữ ổn định về lãi suất cũng như là đảm bảo điều hành một cách linh hoạt, ổn định về tỷ giá thì vấn đề đảm bảo thu xếp vốn tín dụng, nới trần tín dụng cho các ngân hàng, đảm bảo việc thu xếp nguồn vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh và phục hồi tăng trưởng cuối năm là rất cần thiết. Thứ hai, làm sao để các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân có thể tiếp cận được các nguồn vốn với lãi suất phù hợp”.

Tỷ giá bắt nguồn từ nhiều yếu tố; trong đó có lạm phát và lãi suất. Tỷ giá giữa USD/VND được dự báo sẽ không ở mức quá lớn do dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn ở mức khá cao, cán cân thương mại dự báo thặng dư, mặt bằng lãi suất vẫn ở mức thấp… Những yếu tố này giúp cho tỷ giá ổn định.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng đưa ra bài toán phân tích, tỉ giá giữa đồng Việt Nam và USD dự báo tăng không quá lớn do dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn ở mức khá cao sẽ góp phần tạo “tấm đệm” với các cú sốc bên ngoài và ổn định tỉ giá. Nguồn cung ngoại tệ như kiều hối, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dự báo vẫn tăng, cán cân thương mại dự báo cả năm vẫn thặng dư và Ngân hàng Nhà nước kiên định chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt./.

Trên đây là những chia sẻ, phân tích và tổng hợp về sự đánh giá của thị trường kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Từ đó giúp các doanh nghiệp chủ động đưa ra những phương án kinh doanh và chiến lược tài chính phù hợp cho thời gian tới.

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận