HSBC: Việt Nam sẽ khống chế tốt dịch Covid-19 và là nước duy nhất tăng trưởng tại ASEAN năm 2020

HSBC: Việt Nam sẽ khống chế tốt dịch Covid-19 và là nước duy nhất tăng trưởng tại ASEAN năm 2020

adminquantri

0 Bình luận

05/08/2020

Mới đây ngân hàng HSBC đã có báo cáo về thị trường cận biên (Frontier Market) tại Châu Á, trong đó đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam mùa dịch Covid-19.

Theo đó, Việt Nam là quốc gia tăng trưởng dài hạn tốt nhất tại Châu Á và là thị trường cận biên được HSBC khuyến nghị nhất cho các nhà đầu tư. Những dấu hiệu tích cực của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng trưởng xuất khẩu, khả năng khống chế dịch Covid-19 tốt, cải cách chính sách cho sở hữu nước ngoài cũng như giảm nợ công là hàng loạt các yếu tố khiến HSBC tin tưởng vào Việt Nam.

 

HSBC: Việt Nam sẽ khống chế tốt dịch Covid-19 và là nước duy nhất tăng trưởng tại ASEAN năm 2020

 

Những nhận định tích cực của HSBC đối với Việt Nam dựa trên những nguyên nhân chủ chốt sau:

-Tăng trưởng FDI của Việt Nam được giữ vững. 

-GDP quý II của Việt Nam tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp dịch Covid-19, cho  thấy nền kinh tế đang dần lấy lại được đà phát triển.

-Đầu tư công cao sẽ thúc đẩy nhu cầu tại nhiều mảng kinh tế trong ngắn hạn.

-Công cuộc cải cách chính sách và nới lỏng tỷ lệ sở hữu cho người nước ngoài sẽ tạo thêm cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài.

-Các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán đã giảm được tỷ lệ nợ trong 5 năm qua và hạ mức nợ trên vốn cổ phần (Debt to Equity) xuống còn 18%.

-Giá cổ phiếu của Việt nam hiện khá rẻ khi chỉ số PE theo dõi 12 tháng ở mức 12,8 lần, thấp hơn mức bình quân 5 năm là 15,7 lần.

-Xét thấy thị trường vẫn bị dẫn dắt bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ địa phương, HSBC cho rằng bất cứ phiên điều chỉnh giảm nào của thị trường cũng là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia.

Ngoài ra, HSBC cho rằng giá cổ phiếu tại Việt Nam hiện đang ở mức rẻ và thị trường vẫn đang được lèo lái bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ địa phương, bởi vậy cơ hội vẫn còn rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, HSBC nhận định bất kỳ phiên điều chỉnh giảm nào của thị trường cũng sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư tham gia. Với triển vọng tăng trưởng dài hạn, HSBC cho rằng nhà đầu tư nước ngoài không cần phải tốn nhiều công sức để gặt hái lợi nhuận khi đổ tiền vào Việt Nam.

Trong báo cáo trước đó vào ngày 28/5/2020, HSBC đã nhấn mạnh nền kinh tế Việt Nam không còn chỉ hưởng lợi nhờ ưu thế địa lý và xu thế thuê ngoài (Outsourcing) nữa. Thay vào đó, nền kinh tế Việt Nam đã có những động lực tăng trưởng từ nội địa và ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài hơn.

Sau 3 tháng không có ca nhiễm mới tại địa phương, Việt Nam bắt đầu đón nhận những bệnh nhân dương tính với Sars-CoV-2 đầu tiên. Tuy nhiên đây là tình hình chung của khu vực khi tại những trung tâm tài chính lớn như Hong Kong cũng đang bùng phát dịch mạnh mẽ. Điều này chứng tỏ dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt trên thế giới và nhà đầu tư cần đánh giá cẩn thận dựa trên tình hình từng quốc gia.

Bởi vậy, HSBC tin rằng Việt Nam sẽ khống chế tốt được tình hình nếu làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 bùng phát. Nhận định này được đưa ra dựa trên việc dịch bệnh đang lây lan phức tạp hơn nhiều tại các quốc gia khác trong khu vực. Thêm nữa, HSBC cũng tin tưởng Việt Nam sẽ mở rộng thị phần xuất khẩu bất chấp việc giao thương trên toàn cầu bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19.

FDI của Việt Nam được giữ vững

Việt Nam hiện là thành viên của khá nhiều thỏa thuận tự do thương mại, bởi vậy đây là một trong những thị trường thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhất sau Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam đang dần tiến lên trong chuỗi cung ứng khi cải thiện được năng suất và chi phí trong sản xuất.

 

FDI của Việt Nam được giữ vững

 

Đặc biệt, khả năng chống dịch tốt cùng căng thẳng Mỹ-Trung sẽ càng khiến nhiều công ty dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam.

Gần đây, Việt Nam đã thông qua hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EU), qua đó giảm thuế về 0% với khoảng 71% số hàng hóa hiện nay. Sau 7 năm tới, khoảng 99% số hàng hóa của Việt Nam vào EU sẽ được miễn thuế. Đây là tín hiệu vô cùng tích cực với Việt Nam cho các ngành điện tử và may mặc.

Trong khi đó, căng thẳng Mỹ-Trung và dịch Covid-19 đang khiến nhiều công ty dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc. Ví dụ Nhật bản gần đây đã lên danh sách các công ty dịch chuyển khỏi Trung Quốc về Nhật bản hoặc sang Đông Nam Á. Giới truyền thông đưa tin khoảng 30 công ty Nhật dự định sang Đông nam Á và khoảng 50% trong số đó sẽ đến Việt Nam. Phần lớn những công ty này nằm trong các ngành sản xuất thiết bị y tế, bán dẫn, thiết bị điện thoại, điều hòa…

Với lợi thế chi phí thấp, chính sách thuế hợp lý, lợi thế về địa lý, cơ sở hạ tầng được cải thiện và một nguồn nhân lực trẻ, có kinh nghiệm, Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Hơn nữa, chính những yếu tố này đã giúp Việt Nam gia tăng thị phần xuất khẩu ra thế giới từ 0,5% năm 2009 lên 1,4% năm 2019. Dịch Covid-19 và căng thẳng Mỹ-Trung sẽ còn thúc đẩy tiến trình này mạnh hơn nữa.

Nền kinh tế khôi phục, đầu tư công tăng

Bất chấp dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam đã cho thấy dấu hiệu bình thường trở lại. GDP quý II đạt 0,4% so với cùng kỳ năm trước (YoY). Ngân hàng HSBC dự đoán GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2020 và là quốc gia duy nhất tại ASEAN có tăng trưởng dương trong năm nay.

Doanh số bán lẻ tại Việt Nam đã bật tăng 6,2% vào tháng 6/2020 so với cùng kỳ năm ngoái. Sản xuất công nghiệp cũng tăng 7% so với năm ngoái và tăng 2,7% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ.

Ngoài ra, chính phủ Việt Nam cũng chỉ tới 30 tỷ USD ngân sách cho đầu tư công trong năm 2020, qua đó thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng dài hạn.

Về cơ sở hạ tầng, Việt Nam còn kém nhiều nước trong khu vực nhưng đã tích cực đầu tư những năm gần đây, tiêu biểu là tuyến đường sắt trên cao tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Nhờ những yếu tố trên, HSBC nhận định Việt Nam đang có xu thế trở thành thị trường cận biên lớn nhất sau Kuwait được đưa lên thành thị trường mới nổi bởi MSCI.

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận