Hơn 138.000 công ty được thành lập đánh dấu sự bùng nổ của doanh nghiệp Việt
adminquantri
0 Bình luận
01/04/2020
Với con số kỷ lục, 138,1 nghìn doanh nghiệp được thành lập trong năm 2019 có thể thấy được những thành tựu đáng kể mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được trong năm qua. Đặc biệt, trong tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay thì những thành tựu mà Việt Nam đạt được càng thể hiện rõ được khả năng bùng nổ của chúng ta trong tương lai.
Số lượng doanh nghiệp mới được thành lập đạt con số kỷ lục sau nhiều năm
Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, năm 2019, cả nước có 138,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 5,2% so với năm 2018. Với kết quả này, năm 2019 là năm thứ 5 liên tiếp số lượng doanh nghiệp thành lập mới và ghi nhận kỷ lục sau nhiều năm trở lại đây.
Đáng mừng hơn là bên cạnh con số kỷ lục về các doanh nghiệp đã đạt được năm 2019 thì tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp cũng tăng lên con số đáng kể. Theo đó, số vốn công ty mới thành lập là 1.730,2 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1%. Đồng thời lao động đăng ký là 1.254,4 nghìn lao động, tăng 13,3% về số lao động so với năm trước.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 12,5 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm trước. Nếu tính cả 2.273 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 40,1 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm 2019 là 4.003,2 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, còn có 39,4 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 15,9% so với năm 2018, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2019 lên 177,5 nghìn doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có gần 14,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Qua những con số này có thể thấy, năm 2019 được xem là năm vàng của doanh nghiệp Việt Nam với rất nhiều công ty thuộc nhóm SMEs được thành lập và góp phần lớn vào nền kinh tế nước nhà. Đánh dấu sự bùng nổ với của doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2020.
Những thành tựu của nền kinh tế Việt Nam năm 2019
Nếu nhìn tổng quan thì có thể nói, 2019 là một năm kinh tế buồn với nhiều sự biến động khó dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc tế đều thấp, giảm so với năm 2018. Trong bối cảnh đầy thách thức như vậy, với những chủ trương mới của đảng, nhà nước cùng với sự nỗ lực của các doanh nhân Việt Nam, chúng ta đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ.
– Tổng sản phẩm quốc nội: GDP Việt Nam tăng thêm 25,4%, GDP bình quân đầu người đạt 3.000 USD/người
– Kinh tế Việt Nam ước tính tăng trưởng 7,02%/năm, vượt chỉ tiêu tăng GDP 6,8% do Quốc hội đề ra.
– Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2019 ước tính đạt 516,96 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng cao 17,7%, cao hơn tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (4,2%).
– Cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 ước tính xuất siêu 9,9 tỷ USD.
– Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu (GCI): Việt Nam đã đạt mức chỉ số cao nhất từ trước đến nay 61/141 nền kinh tế.
– Chỉ số Năng lực Đổi Mới Sáng tạo: Tăng 3 bậc lên vị trí 42 trên 129 quốc gia/nền kinh tế được xếp hạng so với năm 2018, tăng 17 bậc so với năm 2016 và vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp. Hiện tại, chỉ số năng lực đổi mới của Việt Nam đang đứng thứ 3 trong ASEAN, chỉ đứng sau Singapore và Malaysia.
Thông qua những con số này có thể nói, kinh tế Việt Nam năm 2019 gặt hái được rất nhiều những thành tựu to lớn. Đặc biệt, hình hình lạm phát trong năm 2019 nằm ở mức thấp nhất trong 3 năm qua. Có thể thấy đây là những con số đáng mừng, tạo động lực lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 202.
Chia sẻ