[Hội nghị hiến kế cải cách thủ tục hành chính] Nhận định về công cuộc cải cách thủ tục hành chính giai đoạn  2020-2025

[Hội nghị hiến kế cải cách thủ tục hành chính] Nhận định về công cuộc cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020-2025

adminquantri

0 Bình luận

27/05/2020

Phát biểu trong hội nghị: Hiến kế cải cách thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh hậu Covid-19 ngày 26/05/2020. TS. Tô Hoài Nam Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME đã có những chia sẻ chi tiết về những khó khăn và Đánh giá về chương trình “CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2020-2025”

Hoạt động cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn 2020-2025 sẽ khó khăn hơn

Phát biểu trong hội nghị, TS.Tô Hoài Nam đã thay mặt cho Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa  Việt Nam (VINASME) nhận định: Các hoạt động cải cách thủ tục trong giai đoạn 5 năm tới sẽ gặp rất nhiều vấn đề khó khăn. 

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2020-2025

Giải thích về vấn đề này ông Nam chia sẻ 6 lý do dẫn đến những khó khăn này:

1. Động chạm: Quyền lợi của nhiều người. đặc biệt là cán bộ công chức

2. Mô hình quản lý của cán bộ công chức không phù hợp với tư tưởng cải cách của chính phủ. Vì vậy chúng ta phải làm mọi cách để thay đổi để:

  • Mọi người làm việc tích cực hợp hơn

  •  Giao lưu thông tin công khai giữa khu vực công và tư dễ dàng, thuận tiện,

  • Trách nhiệm giải trình phải được thực hiện nhuần nhuyễn và  có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp

3. Muốn cải cách phải căn cứ vào quy định của pháp luật: Hiện nay giải quyết các xung đột văn bản pháp luật là vấn đề khá lớn. Khi áp dụng mà gặp tình huống chung nhưng khác chuyên ngành, khác lĩnh vực hoạt động thì áp dụng như thế nào?

4. Sử dụng công cụ Công nghệ thông tin để xử lý các vấn đề hành chính là vấn đề đúng đắn. Nhưng muốn thực hiện được thì doanh nghiệp buộc phải số hóa hoạt động của doanh nghiệp. Đối với nhiều doanh nghiệp SMEs hiện nay thì đây vẫn còn là việc làm khó khăn.

5. Doanh nghiệp cần tăng tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo: điều chỉnh mối quan hệ giữa trung ương  đến địa phương. Cần phân quyền nhiều hơn cho địa phương. Đồng thời Trung ương chỉ nên can thiệp khi địa phương không hoàn thành được nhiệm vụ nhằm phát huy tính của động cho cấp/tuyến dưới.

6. Mức độ, tốc độ cải cách thủ tục hành chính và hành chính nhà nước chênh lệch nhau sẽ níu kéo nhau, gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung. 

Đánh giá về  hoạt động cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020 – 2025

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2020-2025

Nhận định về những khó khăn, rào cản gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động cải cách thut tục hành chính trong giai đoạn tới. Ông Tô Hoài Nam đã thay mặt hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa đã hình dung và cảm nhận về cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020 – 2025 như sau:

  1. Khung pháp lý: đã được xây dựng đầy đủ. Đặc biệt thể hiện rõ tại nghị quyết 68/12/05/2020: nhiều điểm có thể hành động ngay, các vb quy phạm pháp luật khác tạo khung đột phá cho cải cách hành chính.

  2. Tính cấp thiết do bối cảnh thôi thúc: Đây là thời cơ, niềm tin của người dân, doanh nghiệp với chính phủ

Như vậy, nếu các bộ ban ngành chung tay cũng hành động, tiến hành cải cách mạnh mẽ thì sau 5 năm chúng ta có thể đạt được một số thành tựu to lớn trong hoạt động cải cách thủ tục hành chính cho doanh nghiệp:

  • Cắt giảm 20% thủ tục hành chính

  • 20% chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh

Tham khảo: Tham luận “Covid-19: Đánh thức nhu cầu làm chủ nền tảng số để thích ứng” (PHẦN 4)

Để đạt được những thành tựu đó, chính phủ và các bộ ban ngành đã tiến hành:

  • Nhiều mô hình tốt sẽ được áp dụng trong quá trình triển khai thực hiện

  • Ban hành chính sách chỉ đạo, điều hành quản lý tốt

  • 31/10/2020 công bố lần đầu cắt giảm 20% chi phí tuân thủ.

Tham khảo: Đại diện doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam “Hiến kế hiện đại hóa” cải cách thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh hậu Covid-19

Đại diện VINASME “hiến kế” cải cách thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh hậu Covid-19

  1. Phát hiện thúc đẩy, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tạo chỗ dựa cho các hoạt động kinh doanh – dịch vụ đòi hỏi. Cụ thể như các hoạt động:

  • Kinh tế ban đêm

  • Cho vay ngang hàng (P2P Lending)

  1. Có dư địa để xã hội hóa các dịch vụ hành chính

  2. Có những vấn đề tốt với trung ương nhưng chưa hẳn đã tốt với địa phương

  3. Các cơ quan cũng đã thực hiện các hoạt động thường xuyên kiểm tra đôn đốc đủ mạnh nhằm thúc đẩy việc thực hiện nghiêm túc các thủ tục cải cách hành chính

Kết thúc phần phát biểu, T.S Tô Hoài Nam cũng bình về 1 câu trả lời trong những trường hợp và đại diện cơ quan có trách nhiệm: “Chúng tôi đã cố gắng, nhưng công việc con nhiều, cán bộ còn thiếu nên chưa thể hoàn thành trách nhiệm được. Mong doanh nghiệp, nhân dân chia sẻ và thông cảm”. Ông nhận định, hiện nay câu trả lời này xuất hiện rất nhiều. Nhưng chắc chắn rằng chỉ khoảng 5 năm nữa thì có lẽ sẽ có một câu trả lời khác trả lời cho câu hỏi này. Đó là” chúng tôi không thể chấp nhận được”.

Hiện nay, chương trình đang được phát livestream tại nền tảng E-Coaching của Vercohttps://ecoaching.vn/introduce/ và fanpage chính thức của Verco –  Dẫn đầu lĩnh vực Tái cấu trúc . Anh/chị có thể xem theo dõi chương trình để không bỏ lỡ những giải pháp cải cách thủ tục hành chính được công đồng doanh nghiệp và đại diện các ban ngành đã đưa ra.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận