Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam (Vasep) Đề Xuất, Kiến Nghị Các Cơ Chế, Chính Sách, Thủ Tục Hành Chính

Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam (Vasep) Đề Xuất, Kiến Nghị Các Cơ Chế, Chính Sách, Thủ Tục Hành Chính

adminquantri

0 Bình luận

05/06/2020

Dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu trong 3 tháng qua, tác động mạnh tại các quốc gia là thị trường chính tiêu thụ thuỷ sản của Việt Nam, đã tác động tiêu cực ngay tới các DN và nông-ngư dân trong chuỗi SX thuỷ sản của chúng ta. Với các diễn biến khá nhanh trong thời gian qua, Hiệp hội xin tổng hợp ngắn gọn các khó khăn, cơ hội, thách thức và đề xuất các cơ chế-chính sách-thủ tục hành chính với Bộ trưởng Chủ nhiệm cùng các Bộ ngành một số giải pháp để thích ứng và phát triển. 

A. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT – XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Ngành thuỷ sản Việt Nam với gần 700 nhà máy quy mô công nghiệp và hàng trăm cơ sở SX gia đình quy mô nhỏ – gắn liền với sinh kế của hàng triệu nông-ngư dân trên toàn quốc, trong ít nhất 20 năm qua với nguồn lực nội tại của chính mình đã vươn lên TOP4 quốc gia sản xuất và cung ứng thực phẩm thuỷ sản hàng đầu trên thế giới với những mặt hàng “made in Việt Nam” có giá trị & uy tín cao như Tôm, cá Tra, cá ngừ, và là TOP10 ngành hàng mang lại kim ngạch XK lớn hàng năm cho đất nước.

Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam (Vasep) Đề Xuất, Kiến Nghị Các Cơ Chế, Chính Sách, Thủ Tục Hành Chính

Trong đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến SX và XK thủy sản của Việt Nam trong Quý I-II/2020: 

– Về kim ngạch XK: XK thủy sản của cả nước 4 tháng đầu năm 2020 đạt khoảng 2,23 tỷ USD, giảm -8% so với cùng kỳ năm 2019. Chuỗi cung ứng nguyên liệu và cung ứng thành phẩm bị “đứt gãy”, dòng hàng & dòng tiền đều thiếu hụt hoặc ùn ứ/tồn kho trong bối cảnh DN phải gia tăng tối đa trách nhiệm xã hội với chuỗi và với người lao động khiến DN chịu nhiều khó khăn và các sức ép lớn trong đợt dịch Covid-19. 

– Về thị trường nhập khẩu: Những thị trường lớn bị tác động giảm nhiều nhất gồm Trung

  • Quốc (-11%), EU (-18%), Hàn Quốc (48%) và ASEAN (- 10%). 
  • Về mặt hàng: XK cá tra giảm mạnh nhất trên -27%, mực-bạch tuộc giảm -20%, cá ngừ giảm -16% trong khi XK tôm thì mức tăng tụt giảm lớn chỉ còn tăng ít khoảng 2,9%
  • Tuy nhiên, có thể nói ngành XK thuỷ sản đã vượt qua dịch Covid-19 và đang hướng tới phục hồi nhanh để phấn đấu cho mục tiêu kim ngạch XK năm nay không bị sụt giảm so với năm 2019 (8,6 tỷ USD).

B. THÁCH THỨC VỚI NGÀNH THỦY SẢN TRONG BỐI CẢNH MỚI

Đến thời điểm hiện nay, do ảnh hưởng của đại dịch đang lan tràn trên khắp các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các thị trường tiềm năng là Mỹ và EU. Do đó, ngành Thủy Sản phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn đối với doanh nghiệp:

1. Sức mua từ các thị trường giảm và phục hồi “thận trọng”

2. Chi phí SX tăng cao.

3. Lao động cho các công ty chế biến XK thủy sản sẽ thiếu và ngày càng khó khăn. 

4. Tình trạng treo ao xảy ra với quy mô không nhỏ khiến nguyên liệu càng thêm thiếu hụt trong tương lai và giá nguyên liệu sẽ tăng cao. Tương tự vậy là tình trạng sản lượng khai thác biển.

5. Lượng tồn kho tăng và tình trạng thiếu hụt kho lạnh tiếp tục gia tăng. Qua đại dịch Covid-19, thấy rõ điểm yếu của ngành nông-thuỷ sản là vấn đề bảo quản sau thu hoạch. Hàng loạt hàng hóa bị ách tắc tại cửa khẩu biên giới, không có hệ thống kho lạnh ngoại quan hỗ trợ XNK.

Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam (Vasep) Đề Xuất, Kiến Nghị Các Cơ Chế, Chính Sách, Thủ Tục Hành Chính

Doanh nghiệp cũng không đủ công suất kho lạnh để chứa hàng hoá và nguyên liệu. Các cơ chế-chính sách hiện có cho nhu cầu đầu tư kho bảo quản thủ tục còn phức tạp và duyệt thì lãi suất ưu đãi sau đó cũng chỉ thấp hơn lãi suất vay trung hạn thương mại một chút,  không thúc đẩy DN đầu tư vào lĩnh vực này.

C. CƠ HỘI CỦA NGÀNH THỦY SẢN ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT, KINH DOANH SAU DỊCH COVID-19

  1. Với quyết sách & phương châm chống dịch vô cùng hiệu quả của Chính phủ, an sinh xã hội kém phát triển kinh tế đã phát huy tác dụng khiến cho:

  • Niềm tin của các nhà đầu tư, các tập đoàn nhập khẩu-bán lẻ với Việt Nam, với thủy sản Việt Nam gia tăng đáng kể hiện nay, 
  • Doanh nghiệp và người dân tin tưởng, tiếp tục thả nuôi và tham gia sản xuất ngay khi dịch được kiểm soát. 
  1. Các quốc gia sản xuất thuỷ sản cạnh tranh chính với Việt Nam như Ấn Độ, Ecuador phải phong tỏa cách ly chống dịch, giảm đáng kể đến 50% sản lượng SX & XK; Indonesia hay Philipin, Thái Lan cũng giảm khoảng 30%. Các nước này sẽ có độ trễ đáng kể hơn Việt Nam về phục hồi SX (sau dịch) để duy trì nguồn cung thủy sản cho thế giới. Đây là cơ hội lớn cho thuỷ sản VN. 

  2. Chuỗi cung ứng vật tư thiết yếu cho nuôi trồng và chế biến thuỷ sản hầu như không lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Các ngành hàng phụ trợ cho SX thủy sản (SX thuốc, hóa chất, bao bị vật tư, trang thiết bị, dụng cụ cho NTTS, chế biến,…) có cơ hội phát triển tại Việt Nam, từ đó tạo điều kiện để các DN thủy sản chủ động hơn trong SX 

  3. Sẽ có sự dịch chuyển SX từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, nhất là sau khi xảy ra “chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và đại dịch Covid -19. 

  4. Nhu cầu thực phẩm, đặc biệt là thuỷ sản theo dự báo sẽ tăng mạnh sau dịch.

Tham khảo: Cải cách thủ tục hành chính để doanh nghiệp phát triển

D. ĐỀ XUẤT CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC BỘ

TRƯỚC MẶT & TRONG NGẮN HẠN:

  1. Đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ ngành cho DN và người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng như hậu Covid-19. Điều này có ý nghĩa và tác động rất lớn tới sự ổn định và niềm tin của DN, người dân. 

  2. Chính phủ, VPCP và các Bộ hỗ trợ cho Bộ NNPTNT đẩy mạnh việc chỉ đạo, tuyên truyền và triển khai các hỗ trợ tối đa cho người nuôi tôm và ngư dân khai thác biển để có thể thực hiện ngay từ tháng 5/2020 thả lại tôm, khai thác biển nhằm bắt kịp giai đoạn tháng 7 – 8/2020 khi chúng ta có cơ hội lớn về thị trường – thị trường thế giới phục hồi, tăng tiêu thụ cao trở lại trong khi một số nước SX cạnh tranh chưa quay lại sản xuất bình thường. 

  3. Ban hành và thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ để DN thu hút được nguồn lao động (hỗ trợ an sinh cho NLĐ qua các gói chính sách đã có của CP; các gói cho DN vay để trả lương cho NLĐ, …). Thiếu lao động đang là mối lo ngại đối với cộng đồng DN trong chuỗi sản xuất-tiêu thụ thủy sản.

  4. Về hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường các dịch vụ công trực tuyến để giảm bớt các gánh nặng tuân thủ, tien 8 và người dân: 

Sớm thực hiện các chỉ đạo của PTTg Vũ Đức Đam về tháo gỡ khó khăn và sửa đổi, bãi bỏ quy định in MSMV nước ngoài lên bao bì hàng hóa XK tại NĐ 74/2018;

– Xây dựng và xác lập hàng chế biến” đối với sản phẩm thuỷ sản thay vì bị áp đặt là sơ chế Khi tính thuế TNDN đối với đa số hàng thủy sản XK của các DN hiện nay, Cải thiện công tác kiểm soát nhập khẩu nguyên liệu thủy sản cho CBXK và GC nguyên tắc quản lý rủi ro;

– Sửa đổi quy định chung chung toàn bộ công việc CBTS là “nặng nhọc độc hại” như hiện nay đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lực lao động của DN thủy sản, trong khi bản chất chỉ có 7-8 vị trí công việc cụ thể trong nhà máy là nặng nhọc-độc hại; 

– Sửa đổi quy định chỉ tiêu phospho trong quy chuẩn nước thải CBTS đã xử lý từ 20ppm lên 50ppm để phù hợp với đặc thù ngành hàng và công nghệ xử lý hiện có, 

Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam (Vasep) Đề Xuất, Kiến Nghị Các Cơ Chế, Chính Sách, Thủ Tục Hành Chính

5. Có chính sách hỗ trợ DN chuẩn bị điều kiện hạ tầng để đón nhận các dự án đầu tư mới do sự chuyển dịch SX từ Trung Quốc sang Việt Nam: 

– Cơ chế cho các DN đầu tư xây dựng kho lạnh trữ hàng (lãi suất 0% 2 năm đầu, giảm 50% lãi suất cho 4 năm tiếp theo..);

– Điều chỉnh mức đánh giá rủi ro tín dụng cao đối với nhóm ngành hàng thuỷ sản 

TRONG DÀI HẠN: 

1. Chính phủ và các Bộ tạo điều kiện và hỗ trợ cho DN thủy sản thực hiện phát triển thị trường và nghiên cứu phát triển trong bối cảnh mới: 

a. Thúc đẩy EVFTA có hiệu lực sớm nhất có thể, để các DN tranh thủ tăng cường tiêu thụ thuỷ sản ở thị trường EU trước các lợi thế so sánh với một số quốc gia XK cạnh tranh. 

b. Chỉ đạo và có cơ chế để khôi phục hoặc tái lập Quỹ Phát triển thị trường thủy sản 

2. Hỗ trợ phát triển và tăng sức cạnh tranh cho ngành nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh các nước trong khu vực đang có giá thành nuôi tốt hơn: 

a. Mở rộng thêm tín dụng cho xây dựng trại nuôi mới và mở rộng các trại nuôi 

b. Khuyến khích các ngành SX phụ trợ phát triển để chủ động được nguồn lực và ngăn chặn việc con giống, thức ăn tăng giá mỗi đầu vụ SX. 

c. Cần ưu tiên hàng đầu việc phát triển nguồn giống trong ngành thủy sản: 

3. Thúc đẩy và hỗ trợ mạnh cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành thuỷ sản. Trước mắt xin đề xuất 2 dự án:

a) Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động nuôi tôm ở Việt Nam nhằm giúp người nuôi tôm VN tiếp cận nhiều hơn với công nghệ thông tin phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu thông tin kỹ thuật nuôi tôm, giá cả và thông tin thị trường), kết nối thị trường (trao đổi hàng hoá, mua sắm thiết bị, công nghệ), trao đổi kinh nghiệm 

b) Triển khai sàn giao dịch điện tử cho con giống tiến tới có thể phát triển hình thức mua bán tương lai mặt hàng con giống theo mục tiêu quản lý chất lượng và giảm giá thành 

4. Nghiên cứu và xây dựng chiến lược đầu tư cho thương mại nông-thuỷ sản khu vực biên giới để phát triển thị trường Trung Quốc bền vững hơn nữa. Kiến nghị nghiên cứu cách tổ chức các Trung tâm phân phối hàng thuỷ sản ở phía Việt Nam cung cấp thường xuyên và ổn định cho nhu cầu ở phía các tỉnh giáp biên của Trung Quốc.

Xem thêm:  Đại diện Kim Nam Group đề xuất “Hiến kế cải cách thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh hậu Covid-19″

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận