Giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện ai cũng nên biết
adminquantri
0 Bình luận
27/07/2020
Quản trị doanh nghiệp là gì?
Quản trị doanh nghiệp là hệ thống các quy tắc, cơ chế, quy định mà thông qua đó doanh nghiệp được điều hành và kiểm soát. Về cơ bản, quản trị doanh nghiệp liên quan đến việc cân bằng lợi ích của các bên liên quan, chẳng hạn như cổ đông, người quản lý, khách hàng, nhà cung cấp, người xuất vốn, chính phủ và cộng đồng.
Quản trị doanh nghiệp cũng lập ra các nguyên tắc nhằm đạt được mục tiêu của công ty, bao gồm tất cả các lĩnh vực quản trị từ kế hoạch thực hiện, quy trình kiểm soát nội bộ cho đến việc đo lường hiệu quả và việc công bố thông tin công ty.
Giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện
Vậy doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn gì?
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam hiện đang chiếm 90% tổng số các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh – sản xuất, hầu hết các doanh nghiệp SME đều gặp phải khó khăn, đặc biệt là khó khăn trong quản trị doanh nghiệp như:
-
Thiếu vốn
Vốn là vấn đề khó khăn hàng đầu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều doanh nghiệp không tiếp cận các khoản đầu tư và nguồn vốn vay từ quỹ, ngân hàng. Không có vốn, các doanh nghiệp khó lòng mở rộng quy mô sản xuất, dẫn đến việc kinh doanh trì trệ, không tăng trưởng đột phá.
-
Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
Bộ máy nhân sự không đủ, không làm việc hiệu quả cũng là khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quỹ lương eo hẹp, thiếu kinh nghiệm quản trị nhân lực khiến nhân tài ra đi… đã trở thành thực trạng chung, đặc biệt là với các doanh nghiệp siêu nhỏ.
-
Quy trình chưa tối ưu
Các doanh nghiệp mới hầu như đều chưa xây dựng được quy trình vận hành tối ưu, vừa gây lãng phí nguồn lực, vừa mất nhiều thời gian để thực hiện một công việc. Trong khi với những doanh nghiệp sở hữu quy trình vận hành chuẩn, mỗi người nắm rõ vai trò, vị trí của mình, tập trung vào công việc, hiệu quả thu được sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.
-
Thiếu kinh nghiệm quản lý
Quản lý dòng tiền là vấn đề quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiếu kinh nghiệm trong vấn đề quản lý, điều hành tài chính nên không sử dụng hiệu quả các nguồn vốn huy động được.
Đặc biệt, tình trạng phá sản, không thu hồi được vốn diễn ra khá phổ biến với các doanh nghiệp nhỏ. Thiếu kinh nghiệm trong phân bổ các nguồn lực tài chính gây ra tình trạng dòng tiền lúc thiếu lúc thừa, không nhịp nhàng với quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Chưa áp dụng công nghệ
Các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường thường thiếu vốn để đầu tư cho công nghệ. Các thao tác hầu hết được thực hiện thủ công. Dường như hiếm có sự hỗ trợ từ phần mềm. Bởi khi đứa con tinh thần của bạn yếu, bạn sẽ không thể vung tay quá mạnh trong mọi vấn đề, và luôn cần cân nhắc kỹ trước mỗi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, việc không đầu tư về công nghệ lại khiến doanh nghiệp mắc phải những lỗi khó sửa chữa và làm giảm hiệu quả làm việc như: hiệu suất công việc thấp, nhân viên hay xảy ra sai sót, quản lý nhân viên gặp nhiều khó khăn, chủ doanh nghiệp lúc nào cũng phải có mặt để giải quyết các vấn đề từ to đến nhỏ, phải phân thân thành nhiều người, ở nhiều vai trò, vị trí khác nhau
Các doanh nghiệp mới thường thiếu vốn để đầu tư vào công nghệ
Để tháo gỡ khó khăn, trước tiên các doanh nghiệp SME cần nắm được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình. Cần xác định được lỗ hổng nào gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, từ đó mới có thể đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
=> Vậy giải pháp nào giúp Doanh nghiệp vừa và nhỏ quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Tất cả sẽ được giải đáp trong khóa huấn luyện “ Chiến lược vốn Doanh nghiệp” do Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME) đã phối hợp cùng Công ty VERCO tổ chức.
Đồng thời khoá học còn giúp cộng đồng chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư nắm được đầy đủ các kiến thức về vốn, kỹ năng quản trị doanh nghiệp thông minh trong thời kỳ Chuyển đổi số quốc gia. Góp phần xây dựng “Thành phố thông minh” hùng cường cho SMEs.
Với phương pháp huấn luyện “Cầm tay chỉ việc” và truyền tải kiến thức, bài học kinh nghiệm được Chuyên gia tài chính Nguyễn Kim Hùng đúc kết được trong hành trình hơn 12 xây dựng và điều hành doanh nghiệp từ con số 0.
Chi tiết xem ngay tại: ĐÂY
Chia sẻ