GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

adminquantri

0 Bình luận

08/10/2018

Hiện nay, tại Việt Nam, những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế đất nước. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 95%, đóng góp hơn 45% GDP, thu hút trên 60% lao động,…

1. Tình hình doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong năm vừa qua

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế của đất nước, sự phát triển của xã hội, năm 2001 Chính phủ đã ra nghị định số 90/2001/NĐ-CP về Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nội dung: doanh nghiệp vừa và nhỏ là  “cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, có đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng, hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.

Định nghĩa trên bị rất nhiều chuyên gia không đồng tình, họ cho rằng muốn phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ thì phải dựa vào số vốn thực tế hoạt động có đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất đó không?  Chính vì thế, vấn đề luôn tồn tại và là nỗi đau đáu của doanh nghiệp vừa và nhỏ đó chính là câu chuyện thiếu vốn.

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tình hình giai đoạn khủng hoảng vừa rồi. Cái khó khăn nhất đó chính là trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm sao để có nguồn vốn để duy trì và phát triển sản xuất. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn rất non nớt, mới thành lập đã phá sản vì nguồn vốn yếu kém và nguồn nhân lực không được đảm bảo, số lượng doanh nghiệp có nguồn lao động lớn là rất ít.

Tình hình doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong năm vừa qua

2. Thực trạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

a, Dù rằng doanh nghiệp nước ta còn nhiều yếu kém, tuy nhiên biết mình biết ta. Thế mạnh của doanh nghiệp nước nhà:

  • Nguồn vốn đầu tư ban đầu ít, chi phí thấp, thu hồi lại nguồn vốn và có hiệu quả nhanh

  • Thâm nhập vào thị trường ngách một cách nhanh chóng, tuy nhiên là những lĩnh vực lợi nhuận không cao.

Hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam:

  • Nhỏ lẻ, doanh nghiệp tự phát, không có sự liên kết

  • Khả năng quản trị vốn và tài chính yếu kém

  • Thị trường nhỏ hẹp, không có tính cạnh tranh nên thường dậm chân tại chỗ

  • Doanh nghiệp tư nhân bị doanh nghiệp nhà nước đè nặng, gặp khó khăn về lao động, mặt bằng, thị trường,…

=>> Tất cả những hạn chế, khó khăn của doanh nghiệp đều xuất phát từ vốn.

Vấn đề thiếu vốn là vấn đề muôn thuở của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nào cũng muốn duy trì, phát triển và ngày càng mở rộng quy mô sản xuất. Chính vì thế, nguồn vốn từ ngân hàng là một nguồn vốn dồi dào cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vay được tiền tư ngân hàng thương mại, đó lại dường như là nguồn vốn duy nhất mà các doanh nghiệp đang tìm tới.

Vậy đâu là lí do khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng:

  • Khó khăn của thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các sản phẩm nông nghiệp do thiên tai bão lũ, không đảm bảo được chất lượng hàng hóa

  • Trình độ quản trị vốn và tài chính yếu kém, quy mô nhỏ, nguồn lực không cao, thiếu tài sản đảm bảo, không có sự hợp tác chặt chẽ với ngân hàng.

  • Chưa có sự đồng bộ cũng như kinh nghiệm trong việc thẩm định doanh nghiệp

  • Tổ chức tín dụng không có đầy đủ thông tin chi tiết về tình hình phát triển của doanh nghiệp, nên thường e dè và không có cơ sở cho vay.

  • Chính sách bảo lãnh tín dụng chưa rõ ràng

Giải pháp: Nhiều người cho rằng khó khăn sẽ được tháo gỡ nếu như các cấp có thẩm quyền kết hợp với nhà quản lý cùng ngồi lại. Nhưng vấn đề ở đây là các doanh nghiệp cần có giải pháp vốn và tài chính đúng đắn, làm ăn có lợi nhuận thì tức thì các ngân hàng sẽ tự tìm đến.

b, Nguồn nhân lực

Một doanh nghiệp có đi lên được hay không phần lớn còn nằm ở trình độ của các cấp lãnh đạo, nhân tố con người ảnh hưởng rất lớn.

Vậy giải pháp nào để doanh nghiệp phát triển?

1. Các cơ quan quản lý lên kế hoạch, giúp đỡ và triển khai tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp.

2. Nâng cao chất lượng dịch vụ thương mại

3. Nâng cao vai trò hiệp hội doanh nghiệp

4. Trau dồi kiến thức về vốn và quản trị tài chính để phục vụ cho việc gọi vốn thành công.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận