Giải pháp cho bài toán chuyển đổi số của doanh nghiệp hiện đại thời kỳ 4.0

Giải pháp cho bài toán chuyển đổi số của doanh nghiệp hiện đại thời kỳ 4.0

adminquantri

0 Bình luận

05/11/2020

Vấn đề chuyển đổi số hiện đã trở thành yêu cầu tất yếu với Doanh nghiệp, được xem là chìa khóa cốt lõi trong vận hành doanh nghiệp, không chỉ để ứng phó linh hoạt với biến động ngoại cảnh nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực, mà còn là lời giải cho bài toán phát triển bền vững của mọi doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.

Giải pháp cho bài toán chuyển đổi số của doanh nghiệp hiện đại thời kỳ 4.0

Giải pháp cho bài toán chuyển đổi số của doanh nghiệp hiện đại thời kỳ 4.0

Chuyển đổi số là hành động bắt buộc của các doanh nghiệp hiện đại

Chuyển đổi số theo định nghĩa của Garner là hoạt động ứng dụng các tiến bộ công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra thêm nhiều cơ hội và giá trị mới, giúp doanh nghiệp đạt doanh số tốt hơn và gia tăng tốc độ tăng trưởng. Còn theo “ông lớn” mảng phần mềm Microsoft, chuyển đổi số tái cấu trúc tư duy về việc phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người để nhằm tạo ra nhiều giá trị mới.

Dù tuân theo định nghĩa nào, doanh nghiệp chuyển đổi số đều nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tăng thế mạnh cạnh tranh trên thị trường. Theo The Guardian, các doanh nghiệp sẽ không tiến hành chuyển đổi nếu đó là chỉ là lựa chọn, bởi chu trình này rất đắt đỏ và tồn tại nhiều rủi ro. Thế nhưng họ bắt buộc phải làm, không sớm thì muộn nếu không muốn bị “hụt chân” khi mở rộng quy mô. Đồng quan điểm trên, Chủ tịch HĐQT của một tập đoàn phần mềm hàng đầu Việt Nam cũng cho rằng doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi số, nếu không sức cạnh tranh sẽ thua về bậc và sớm muộn phải ra đi.

Mang đến nhiều cơ hội để phát triển bật tăng, nhưng chuyển đổi số cũng gây ám ảnh không ít công ty, đặc biệt là các SME, những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Ngại thay đổi, thiếu tầm nhìn rõ ràng, sử dụng dữ liệu khách hàng không hiệu quả hay thiếu nhân lực có kinh nghiệm kỹ thuật để theo kịp xu hướng hoặc thiếu vốn để đầu tư cho các công nghệ mới là những thách thức hàng đầu mà các doanh nghiệp này phải đối mặt trong hành trình chuyển đổi kỹ thuật số.

Để vượt qua các thách thức này, doanh nghiệp không chỉ cần phải giải quyết song song bài toán nội lực lẫn ngoại cảnh phù hợp. Đầu tiên ban lãnh đạo công ty cần làm rõ tầm nhìn, có các kỹ năng và khả năng để dẫn dắt tổ chức trong môi trường số. Các phòng ban phải phối hợp chặt chẽ, sẵn sàng xử lý các vấn đề. Văn hóa mới trong tổ chức phải được thiết lập phù hợp với bối cảnh kinh doanh, sản xuất dựa trên công nghệ; đặt rõ mục tiêu và chỉ số theo dõi.

5 trụ cột của chuyển đổi số giải mã công thức thành công

Để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công cần áp dụng theo 5 trụ cột quan trọng cấu thành nên quá trình chuyển đổi số bao gồm: Văn hóa và chiến lược số; Gắn kết khách hàng; Quy trình và cải tiến; Công nghệ; Phân tích và quản lý dữ liệu.

5 trụ cột của chuyển đổi số giải mã công thức thành công

5 trụ cột của chuyển đổi số giải mã công thức thành công

Quy trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp muốn thành công phải là sự tổng hòa của cả 5 yếu tố. 

#1. Thiết lập chiến lược và văn hóa dài hạn (Digital Business Strategy & Culture)

Với doanh nghiệp, chiến lược phát triển được ví như Hạt giống thì văn hóa sẽ được xem là Đất. Nếu “Đất” không tốt thì dù có cố gắng cách mấy, “Hạt” cũng không thể nảy mầm, phát triển thành cây lớn được, và ngược lại.

Đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc xây dựng chiến lược và văn hoá doanh nghiệp vẫn luôn là một đề tài hết sức nóng bỏng. Dễ thấy nhất là những trăn trở của rất nhiều doanh nghiệp như: “Tại sao đã làm đủ mọi cách, đã đào tạo đủ các thứ mà thái độ làm việc của nhân viên vẫn chưa tốt và hiệu quả làm việc vẫn chưa cao?”, “Làm sao để nhân viên nhiệt huyết hơn, gắn bó hơn?”, “Làm thế nào để hạn chế những mâu thuẫn?”,…

Vậy, đâu là lời giải cho bài toán này? Hãy cùng xem xét một vài bước cơ bản để xây dựng lên một chiến lược văn hoá hiệu quả.

Bước 1: Xác định Nhiệm vụ – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi của công ty và đưa chúng vào thực tiễn

Bước 2: Tuyển dụng các nhân viên có khả năng bổ sung lẫn nhau 

Bước 3: Sử dụng các công cụ đo lường, đánh giá kết quả.

Khi chiến lược được thiết lập, doanh nghiệp cần rà soát xem các mục tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu để đánh giá kết quả và hiệu quả. Ngoài những tiêu chí đánh giá tự xây dựng, công ty nên sử dụng thêm các công cụ đánh giá có sẵn để thu được mức độ đánh giá chính xác và toàn diện. 

#2. Gắn kết và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng là yếu tố sống còn (Customer Engagement)

Đến năm 2020, trải nghiệm khách hàng sẽ không đơn thuần chỉ là phân biệt tên gọi hay giá cả, cũng không đơn thuần chỉ là trải nghiệm online hay offline tại cửa hàng, mà là tổng hòa tất cả những tương tác với thương hiệu. Điều này có nghĩa, tất cả những thứ bạn bán, cách bạn bán, sẽ đều trở thành hàng hóa.

Việc đầu tiên doanh nghiệp cần phải làm là lập bản đồ hành trình khách hàng, gắn kết những trải nghiệm này thành một chuỗi liên tục trong mọi giai đoạn trước, trong và sau khi mua hàng, từ đó ta có thể ghi lại mọi điểm tiếp xúc (contact point) giữa khách hàng tiềm năng với doanh nghiệp.

Trải nghiệm thương hiệu nhiều lớp là một bước đi dài hơi trong hành trình kết nối thương hiệu với khách hàng. Khi thực hiện một cách chính xác, trải nghiệm thương hiệu nhiều lớp làm tăng sự kỳ vọng của khách hàng và mở cánh cửa để thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

 Gắn kết và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng là yếu tố sống còn (Customer Engagement)

 Gắn kết và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng là yếu tố sống còn (Customer Engagement)

#3. Cải tiến không ngừng

 Cải tiến quy trình nhằm tăng năng suất làm việc là lợi thế cạnh tranh cốt lõi trong môi trường kinh doanh đầy biến động ngày nay. Nếu bạn là một nhân viên, tăng năng suất làm việc là yếu tố quan trọng giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp. 

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, tăng năng suất doanh nghiệp có thể giúp cải thiện kết quả kinh doanh và giúp doanh nghiệp đón đầu, dự báo những thăng trầm trong kinh doanh tốt hơn các doanh nghiệp khác. 

Dù bạn là ai, năng suất làm việc là vấn đề hàng đầu bạn cần quan tâm nếu muốn đạt được những mục tiêu dài hạn trong công việc và cuộc sống.

#4. Sự quyết đoán trong việc áp dụng công nghệ

Với 2 tỷ người sử dụng Internet băng thông cao và 51.9% dân số thế giới sở hữu điện thoại thông minh, thế giới giờ đây không chỉ “phẳng”, mà còn “tức thì”, tất cả nhờ có công nghệ.

Everything Tech – Xưa thì Kodak, nay là Instagram. Xưa là Borders Books, nay là Amazon. Xưa là khách sạn, nay là Airbnb. Dù sáng tạo ra sản phẩm hay dịch vụ gì cũng phải áp dụng công nghệ. Sự bắt đầu của thời kỳ công nghệ với luật chơi mới đã đặt lại định nghĩa về nhu cầu và thị trường cho mọi ngành nghề.

Chỉ trong tích tắc, nền tảng công nghệ đã biến kinh doanh trở thành một sân chơi bình đẳng, nơi một công ty nhỏ có thể đánh bại một đế chế doanh nghiệp hùng mạnh với tuổi đời hàng trăm năm.

Cứ 10 công ty có tên trong danh sách Fortune 500 hiện nay, sẽ có 4 công ty biến mất trong vòng 10 năm tới, nhường chỗ cho các công ty mới, biết tận dụng thế mạnh của công nghệ để bứt phá.

#5. Quản lý và phân tích dữ liệu

Sự phát triển của công nghệ đã đặt ra những thách thức chưa từng có về lưu trữ, phân tích và sử dụng dữ liệu. Doanh nghiệp giờ đây cần đến những “Big data Analyst” để có khả năng chuyển đổi dữ liệu thành tài sản vốn, biến những con số vô tri thành con số “biết nói”.

Software AG, Oracle, IBM, Microsoft, SAP, EMC, HP và Dell đã chi hơn 15 tỉ USD cho các công ty chuyên về quản lí và phân tích dữ liệu. Việc phân tích Big Data và những dữ liệu dung lượng lớn đã giúp các tổ chức kiếm được 10,66$ cho mỗi 1$ chi phí phân tích, tức là gấp 10 lần.

Doanh nghiệp muốn thực hiện chuyển đổi số thành công cần thực hiện đúng và đầy đủ các yếu tố, doanh nghiệp của bạn hẳn đang phung phí nguồn lực. Vì vậy cần thực hiện có kế hoạch và quy trình rõ ràng.

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận