Dự án Ohana của ‘Kiều nữ ngây thơ’ Shark Tank Việt Nam và bài học cho các doanh nghiệp cần học hỏi
adminquantri
0 Bình luận
21/11/2019
Shark Tank Việt Nam mùa 2 tạo điểm nhấn với thương vụ gọi vốn thành công của dự án ứng dụng tìm nhà trọ thông minh Ohana. Nhà sáng lập Ohana đã nhanh chóng nhận sự từ chối thẳng thừng của 2 Shark với lý do dự án vẫn còn quá “ngây thơ. Nhưng với lợi thế về ý tưởng hay và sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia gọi vốn, Ohana đã thành công gia nhập liên minh Shark Dũng và Hồng Anh.
Điều bất ngờ là chỉ sau một năm nổi danh tại Shark Tank Việt Nam 2018, Ohana đã được phổ cập khắp các thành phố lớn Việt Nam và vươn xa sang nước bạn Singapore. Bí quyết để thu hút vốn thành công của nhà sáng lập Ohana là gì? Các doanh nghiệp vừa và nhỏ học được gì từ thương vụ này?
Ứng dụng tìm nhà trọ Ohana của “Kiều nữ ngây thơ” Cathy Thảo Trần
Tham gia vào Shark Tank Việt Nam mùa 2, tập 13 ‘Kiều nữ ngây thơ’ Cathy Thảo Trần đã kêu gọi vốn 3,5 tỷ đổi lấy 10% cổ phần. Dự án mà cô gọi vốn là ứng dụng tìm nhà trọ Ohana chạy trên nền tảng di động và web, kết nối người đi thuê nhà và chủ nhà cho thuê. Trong đó, người đi thuê đa số là các bạn sinh viên, những người mới ra trường, có khả năng chi trả từ 1.5 – 4 triệu đồng/tháng. Với ứng dụng này, nhà sáng lập Ohana mong muốn có thể phát triển hơn trong công động những người cần đi thuê nhà. Thậm chí có thể vươn xa hơn ra thị trường các nước trong khu vực mà cụ thể là Singapore.
Ở thời điểm gọi vốn, nữ doanh nhân 9X cũng đã đã định giá được công ty là 35 tỷ đồng (1.65 triệu USD). Dự án cũng có những dấu ấn thành công khá tích cực: Mô hình đã có 40 nghìn users (người dùng), tốc độ tăng trưởng lượt users hằng tháng là 40%. Mức đề nghị gọi vốn là 3.5 tỷ đồng cho 10% cổ phần của công ty. Đây cũng là lý do mà các Shark nhận xét là Cathy Thảo Trần là “Kiều nữ ngây thơ”.
Trong phiên gọi vốn này, Shark Hưng và Shark Thái Vân Linh từ chối đầu tư vì dự án ẩn chứa rất nhiều khó khăn trong quá trình thực thi và phát triển dự án trong tương lai. Tuy nhiên kết thúc phiên gọi vốn, nhà sáng lập Ohana đã trở thành liên minh hợp tác của Shark Dũng và Shark Hồng Anh. Khá “vừa mắt” dự án công nghệ này, Shark Mạnh Dũng quyết định hợp tác với ông chủ bất động sản TTC Land – Phạm Hồng Anh, đề nghị đầu tư 1 tỷ đồng cho 10% cổ phần, 2,5 tỷ đồng còn lại là trái phiếu chuyển đổi.
Sau gần 1 năm gọi vốn thành công trên Shark Tank Việt Nam, Cathy Thảo Trần tiết lộ ở thời điểm hiện tại họ đã có tới 300.000 người dùng tại ba thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng. Ngoài ra, số lượng người dùng đang tăng lên 25% mỗi tháng.
Tại Singapore, Ohana cũng vô cùng tự tin không có đối thủ cạnh tranh bởi phân khúc mà startup nhắm tới là những người trẻ muốn tìm phòng trọ với ngân sách thấp, khoảng 500 – 1.500 đô Sing (368 – 1.104 USD).
Bài học từ thương vụ gọi vốn của ứng dụng Ohana.
Mặc dù bị Shark Phú nhận định: Mô hình kinh doanh này anh khẳng định luôn là thất bại. Nhưng sau 1 năm nhà sáng lập Ohana đã chứng minh nhận định của Shark Phú đã sai hoàn toàn bởi những thành công đáng mơ ước của các công ty Startup công nghệ như Ohana. Sau thành công này, Ohana đã để lại cho các chủ doanh nghiệp, các Startup những bài học ý nghĩa sâu sắc để gọi vốn cũng như tận dụng lợi thế của mình vào sự phát triển của doanh nghiệp.
– Nhanh chóng nhận ra giá trị và định giá doanh nghiệp của mình là bao nhiêu? Lợi thế cạnh tranh là gì so với các đối thủ khác (Bao gồm đối thủ trong và ngoài nước).
Thông thường, các Startup rất “mơ hồ” khi xác định giá trị doanh nghiệp, việc định giá còn thiếu căn cứ, thiếu sự tin cậy. Thậm chí có nhiều chủ doanh nghiệp vẫn còn khá “ngáo” khi không thể nắm bắt rõ ràng về tài chính, thông lệ định giá trong quốc tế mà đã “định bừa giá” cho doanh nghiệp. Đây chính là một trong những nguyên nhân gọi vốn đầu tư thất bại của rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay.
– Sẵn sàng nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
Ngay trước khi tham gia Shark Tank Việt Nam mùa 2, nhà sáng lập của Ohana đã nhìn nhận rất rõ những điểm mạnh và điểm yếu của dự án, từ đó kiên định với lựa chọn và hướng đi của doanh nghiệp trong tương lai.
Điển hình là khi Cathy Thảo Trần phải đối diện với nghi vấn của Shark Hưng về vấn đề “thuê hộ”, luồn lách qua hệ thống. Cô đã nhanh chóng nhận định: ở bất kỳ mô hình kinh doanh nào cũng sẽ có những vấn đề tồn đọng. Và với những trường hợp như vậy, nữ startup sẽ chọn không hợp tác với những khách hàng “bẻ cò”.
Đương nhiên là cuối cùng Shark vẫn từ chối hợp tác, nhưng bên cạnh đó cũng thấy được hướng đi kiên định của nữ doanh nhân 9X. Chỉ khi nhận định được điểm mạnh của mình ở đâu và điểm yếu ở chỗ nào thì chúng ta mới định hướng tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
– Nhận định giá trị của mình với cộng đồng là gì? Xây dựng chiến lược nguồn vốn cho doanh nghiệp
Rất dễ để nhận định, hầu hết các doanh nghiệp phát triển theo mô hình hệ sinh thái. Để phát triển mô hình này bắt buộc các doanh nghiệp phải mang đến những giá trị thiết thực cho cộng đồng, từ đó mới thu hút được khách hàng tìm đến sản phẩm của họ. Nhận định đối tượng khách hàng cụ thể, nhu cầu là gì,… Từ đó xây dựng kế hoạch nguồn vốn cho từng giai đoạn, định hướng được tương lai phát triển phù hợp cho doanh nghiệp.
Một trong nhưng yếu tố quan trọng khi đi gọi vốn là phải để đối tác nhìn thấy tương lai về khách hàng thì doanh nghiệp, nhận định giá trị của mình sẽ mang lại cho họ là gì?. Khi họ bỏ tiền ra để đầu tư cho dự án này sẽ nhận lại được điều gì?
Mặc dù trong phần chia sẻ dự án của Ohana được đánh giá là khá “ngây thơ” nhưng nhà sáng lập của dự án này đã trả lời đầy đủ những giá trị và lợi ích lớn và các cổ đông nhận được. Đây là nguyên nhân chính giúp Cathy Thảo Trần đã gọi vốn thành công trong Shark Tank Việt Nam mùa 2.
– Sở hữu ý tưởng thông minh và sẵn sàng hướng tới cộng đồng
Shark Dũng (ông Nguyễn Mạnh Dũng, Giám đốc Quỹ đầu tư mạo hiểm CyberAgent) từng nói rằng: “Ý tưởng là thứ nên cho không, nhiều khi ý của người ta mà tưởng là của mình”.
Hãy tìm người cùng bạn đồng hành có đủ điều kiện cần và đủ để cùng phát triển những ý tưởng mang giá trị được định hình cho tương lai, đây là bước đệm “lò xo” thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng phát triển lớn mạnh. Chỉ cần họ hiểu được cái lợi và hại trong ý tưởng của bạn thì dù ý tưởng đó có “điên rồ” đến đâu thì cũng sẽ có người sẵn sàng đồng hành với sự điên rồ đó nếu họ có khả năng. Hãy nhớ rằng “những điều phi thường được tạo nên bởi những con người hết sức bình thường với một nghị lực phi thường”.
Đặc biệt, cũng đừng bao giờ quên nắm chắc và thấu hiểu chi tiết về các số liệu trong báo cáo tài chính. Chỉ khi hiểu về tài chính của mình thì bạn mới có thể giúp người khác hiểu và mang tài chính của họ về phục vụ cho doanh nghiệp của bạn.
Đây là những bài học vô cùng thiết thực mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng ở bất kỳ dự án gọi vốn, kêu gọi đầu tư nào khác.
Chia sẻ