Doanh nghiệp tư nhân sẽ được vay vốn ODA
adminquantri
0 Bình luận
19/09/2018
Việc huy động vốn ODA sẽ thông qua chính sách phát triển và nhờ sự tài trợ từ nước ngoài. Kế hoạch cho vay, quản lý công nợ, thu hút vốn ODA, phát triển các kế hoạch từ các Bộ, ban ngành tùy vào địa phương và lĩnh vực hoạt động.
Theo như Nghị định mới của Bộ kế hoạch mới đây công bố, các nhà tài trợ từ nước ngoài. Theo đó những khu vực tư nhân được ưu đãi tiếp cận vốn như dự án đầu tư dưới hình thức đối tác công tư (PPP), nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước đầu tư, vốn qua ngân hàng thương mại.
Dự thảo Nghị định mới nhất về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ ODA, vốn được nhận ưu đãi từ các nhà tài trợ từ nước ngoài. Trong dự thảo lần này đã nêu lên được những lĩnh vực cần được ưu tiên dùng vốn ODA và nhận được nhiều ưu đãi:
-
Sẽ hỗ trợ các dự án về cơ sở hạ tầng về vấn đề kinh tế
-
Hỗ trợ những chính sách nhằm phát triển kinh tế- xã hội
-
Hỗ trợ các chương trình nghiên cứu khoa học
-
Phát triển các chương trình về công nghệ
-
Các dự án bảo vệ môi trường, tình hình thay đổi khí hậu.
Vốn ODA là vốn được viện trợ và không cần hoàn lại và các chương trình được ưu tiên những dự án về kinh tế, văn hóa, xã hội, vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển y tế hay các dự án theo công tư. Hiện nay có một số hình thức có thể dễ dàng tiếp cận vốn ODA như:
-
Vay vốn ưu đãi trong hạn mức tín dụng cho phép từ các tổ chức tài chính trong nước để thực hiện các chương trình phù hợp tuy nhiên cần tuân thủ quy trình vay vốn của các tổ chức
-
Tham gia dự án đầu tư với tư cách góp vốn theo công tư được sử dụng vốn ODA, vay vốn từ Nhà nước, thực hiện chương trình được hỗ trợ từ các cơ quan chủ quản.
Ngoài ra trong Nghị định cũng đã đưa ra 7 bước giúp dùng vốn ODA bao gồm những bước sau:
-
Huy động vốn
-
Lập phương án đề xuất dự án
-
Thẩm định
-
Quyết định dự án
-
Thỏa thuận, đàm phán và đưa ra ký kết
-
Thực hiện dự án
-
Hoàn thành dự án, chuyển giao công nghệ
Việc huy động vốn ODA sẽ thông qua chính sách phát triển và nhờ sự tài trợ từ nước ngoài. Kế hoạch cho vay, quản lý công nợ, thu hút vốn ODA, phát triển các kế hoạch từ các Bộ, ban ngành tùy vào địa phương và lĩnh vực hoạt động.
Tính từ năm 1993 cho đến hết năm 2017, nước ta có tất cả khoảng 2.591 dự án được vay vốn ODA, các dự án từ bộ ban ngành là 1.279, theo địa phương sẽ là 1.197 dự án. Số dự án được đầu tư vào Giao thông là 288 dự án, đứng đầu các dự án được đầu tư, nông nghiệp là 272 dự án, y tế là 132 dự án…
Chia sẻ