Doanh nghiệp thấm mệt vì COVID19 – Thực trạng COVID19 với Việt Nam
adminquantri
0 Bình luận
18/03/2020
Giá cả nguyên vật liệu gia tăng, nguồn hàng bị đứt khiến sản xuất đình trệ là tình trạng chung khiến doanh nghiệp lớn, nhỏ đang lao đao do sự lây lan của viruss dịch Covid-19. Dưới tình trạng cấp bách đó, ngày 04/03/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký và ban hành Chỉ thị Số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
Chính phủ đang liên tục có các hoạt động nhằm thúc đẩy kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp
Dịch đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, gây gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa của thế giới. Ngoài ra làm đình trệ sản xuất kinh doanh; suy giảm nhu cầu tạm thời từ Trung Quốc, ảnh hưởng tới tăng trưởng của khu vực và toàn cầu. Trong khi đó Việt Nam có độ mở nền kinh tế lớn và đường biên giới dài với Trung Quốc, chắc chắn sẽ chịu những ảnh hưởng không nhỏ.
Những hoạt động được triển khai cấp bách hiện nay của Chính phủ:
- Tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử
- Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp
- Tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất, nhập khẩu
- Khẩn trương phục hồi và phát triển ngành du lịch, hàng không
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh
Tuy nhiên, trong bối cảnh này, không nhiều doanh nghiệp tiếp cận được đầy đủ thông tin, chính sách hỗ trợ và quy trình/thủ tục hành chính để tiếp cận – tận dụng những chính sách này, đặc biệt là khối doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ không dễ dàng.
Khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (thường được gọi là Ban IV) trên 1.200 doanh nghiệp về ảnh hưởng của Covid-19 tới hoạt động kinh doanh cho thấy, nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá sản.
Để thực hiện hoá Chỉ thị Số: 11/CT-TTg, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và Viện khoa học Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME) đã nhận được chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng về việc cấp bách triển khai giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp SME, ứng phó kịp thời với dịch Covid-19.
Vì vậy, VINASME chỉ đạo SISME cùng Tập đoàn Kim Nam triển khai HỘI NGHỊ ÁP DỤNG NỀN TẢNG SỐ CHO SMES BÌNH ỔN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ KẾT NỐI VỐN – THỜI COVID19.
Hội nghị Áp dụng nền tảng số cho SMEs bình ổn hoạt động sản xuất kinh doanh và kết nối vốn – thời COVID19
Chương trình Hội thảo này nằm trong Đề án Chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 2020.
Hội nghị mang đến những ý nghĩa vô cùng to lớn:
- Phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đồng hành tháo gỡ khó khăn cho SMEs nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
- Đưa ra nền tảng số miễn phí (VERCO24, VERIG LENDING) cho SMEs trong hoạt động sản xuất kinh doanh và kết nối nguồn vốn hướng tới chuyển đổi số
- Cho SME áp dụng ngay để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh từ xa, kêu gọi kết nối vốn cộng đồng và chia sẻ trong thời kỳ khó khăn. Qua đó dần hình thành chuyển đổi số cho cộng đồng SME, đặt nền tảng xây dựng Cộng đồng doanh nhân SMEs số.
- Thể hiện tinh thần, trách nhiệm xã hội của doanh nhân – “Lá lành đùm lá rách, chống dịch như chống giặc”.
Thông tin chi tiết Anh/Chị có thể tham khảo và đăng ký tham gia tại: http://bit.ly/3b22iHV
Tham gia Group Cộng đồng Kinh tế số để cập nhật thêm nhiều thông tin mới và đồng hành cùng chúng tôi thực hiện hoá khát vọng “Xây dựng thành phố thông minh cho cộng đồng doanh nghiệp SMEs”: https://www.facebook.com/groups/congdongkinhteso/
Chia sẻ