Doanh nghiệp tận dụng CPTPP để xuất khẩu sang các nước khu vực châu Mỹ

Doanh nghiệp tận dụng CPTPP để xuất khẩu sang các nước khu vực châu Mỹ

adminquantri

0 Bình luận

18/08/2022

Sau khi hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết, các doanh nghiệp Việt nam đã nhanh chóng tiếp cận được những cơ hội phát triển thị trường đến khu vực Châu Mỹ, đặc biệt là các sản phẩm hàng thủy sản, mặt hàng túi xách, va li, ô dù và các hàng nông sản như chè, hạt điều, cà phê, hạt tiêu… Hãy cùng Verco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

 

Tiềm năng phát triển các thị trường khu vực Châu Mỹ 

Sau 5 năm Việt Nam tham gia vào hàng loạt hiệp định FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP, FTA Việt Nam – EU (EVFTA), FTA Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) – cho hay, với những hiệp định này, chúng ta thấy có một đặc điểm khác biệt với các FTA trước đây, đó là mức độ cam kết sâu hơn và diện phủ rộng hơn. Đặc biệt trong CPTPP, phạm vi địa lý của các quốc gia tham gia cũng mở ra khá rộng. Với CPTPP, các quốc gia tham gia nằm ở hai bên bờ của Thái Bình Dương, trong đó về phía khu vực châu Á có Việt Nam, Singapore, Malaysia..

Trong danh sách thành viên có 4 quốc gia châu Mỹ tham gia CPTPP là Canada, Mexico, Peru, Chi Lê… thì có đến 3 quốc gia lần đầu tiên Việt Nam có quan hệ FTA là Canada, Mexico, Peru; riêng Chi Lê đã có FTA song phương tạo tiềm năng và cơ hội hơn cho các doanh nghiệp Việt tiếp cận đến thị trường rộng lớn và vô cùng hấp dẫn này. Thực thế chứng minh sự tăng trưởng nhảy vọt của hàng hóa xuất khẩu  Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP, đặc biệt ở khu vực châu Mỹ đã tăng trưởng mạnh mẽ.

– Thị trường Canada năm 2021 đạt 5,3 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm 2020 và tăng 75% so với thời điểm trước khi Hiệp định có hiệu lực. 

– Thị trường Mexico năm 2021: xuất khẩu đạt 4,6 tỷ USD, tăng trưởng trên 100% so với thời điểm trước khi Hiệp định có hiệu lực.

Có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang khai thác tương đối tốt các ưu đãi của Hiệp định CPTPP.

 

Các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng đến thị trường thành viên CPTPP

Xét về cơ cấu, những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam sang các thị trường thành viên CPTPP lần lượt bao gồm:

– Hàng điện thoại và linh kiện chiếm 20%; 

– Máy vi tính, thiết bị, sản phẩm điện tử chiếm 16%

– Các loại máy móc và thiết bị phụ tùng 9%; 

– Mặt hàng dệt may chiếm 10% và da giày chiếm 7%.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang có thế mạnh trong xuất khẩu các mặt hàng túi xách, va li, ô dù và các hàng nông sản như chè, hạt điều, cà phê, hạt tiêu…

 

Lợi thế về thuế quan đem lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt

Đặc biệt, nhờ những lợi ích của Hiệp định CPTPP, các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng dệt may và da giày đã có lợi thế về thuế quan từ 10-20% so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của chúng ta. 

Ngành thủy sản cũng chiếm được lợi ích rất lớn về thuế quan sau khi Việt Nam trở thành thành viên của CPTPP với mức thuế quan cam kết là 0% trong vòng 0-3 năm. Đến nay, Việt Nam đã trở thành thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu của Canada với 34% tổng giá trị nhập khẩu tôm Việt Nam là nhà xuất khẩu tôm hàng đầu, chiếm 34% tổng giá trị nhập khẩu tôm của quốc gia này; Đối với mặt hàng cá tra, Mexico là thị trưởng tăng trưởng nóng của Việt Nam. 

Nhờ lợi ích về ưu đãi thuế quan, đến nay Việt Nam đã trở thành 1 trong 5 nhà xuất khẩu đồ gỗ nội thất lớn nhất tại thị trường Canada. Tuy nhiên với Mexico và Chi Lê, thị phần của đồ gỗ Việt Nam còn tương đối nhỏ mới chỉ khoảng trên dưới 1% nên dư địa phát triển mặt hàng này còn lớn. 

 

Những thách thức của doanh nghiệp khi xuất khẩu Việt

Mặc dù thị trường hứa hẹn phát triển và mang lại lợi ích rất lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, tuy nhiên cũng là thách thức lớn và các doanh nghiệp có thể gặp những khó khăn về các vấn đề vận chuyển hàng hóa do khoảng cách về vị trí địa lý.

Bên cạnh đó, những đòi hỏi yêu cầu tương đối khắt khe về chất lượng hàng hóa, trong quy trình sản xuất như trách nhiệm xã hội, trách nhiệm môi trường, tiêu chuẩn lao động… của các thị trường này cũng là trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Việt. Mức độ nhận biết của các doanh nghiệp nhập khẩu của khu vực thị trường này đối với quy mô, chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất của Việt Nam còn chưa cao cũng là rào cản lớn mà các đơn vị xuất khẩu cần phải vượt qua.

 

Tận dụng mối liên kết kinh tế, mở rộng thị trường

Để tận dụng triệt để những lợi thế của Hiệp định CPTPP, trong thời gian tới, các doanh các doanh nghiệp xuất khẩu Việt cần:

– Nâng cao kim ngạch xuất khẩu bằng các giải pháp nâng cao giá trị, chất lượng cho sản phẩm qua cải tiến chất lượng phù hợp tiêu chí, thị hiếu và các yêu cầu của thị trường; 

– Đổi mới, áp dụng khoa học công nghệ trong quy trình sản xuất. Hướng tới các sản phẩm xanh, phát triển bền vững để phù hợp với thị trường đích đến của mình.

–  Xem xét khả năng hợp tác sản xuất đối với các nước thành viên CPTPP với điều kiện đáp ứng được quy tắc xuất xứ trên cơ sở việc tận dụng quy tốc xuất xứ cộng gộp. Qua đó tận dụng ưu đãi thuế để xuất khẩu sang nước thứ ba.

– Về dịch vụ Logistics, vận tải các doanh nghiệp có thể xem xét tận dụng cơ sở hạ tầng logistics của các nước thành viên CPTPP để xuất khẩu hàng hóa. Như Canada có hệ thống đường sắt nội địa rất phát triển, từ đây có thể vận chuyển hàng hóa đến các thành phố khác của Hoa Kỳ, Mexico và cũng như các nước Nam Mỹ. Hay xuất khẩu hàng hóa sang Chi Lê thông qua trung tâm logistics vùng Iquique … tận dụng  tuyến vận tải đường bộ để liên kết với khu vực thị trường rộng lớn hơn khoảng 200 triệu dân của Argentina, Brazil, Peru…

Với những giải pháp và lợi thế này, doanh nghiệp có thể tiếp tục tiếp tục thêm các thị trường mới, tiếp cận những cơ hội lớn cho các mặt hàng xuất khẩu của mình. Để tìm hiểu thêm những thông tin về tài chính doanh và nắm bắt cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại thế giới, các bạn hãy liên hệ với công ty Verco để được hỗ trợ chi tiết.

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận