Doanh nghiệp của bạn có thể “CHẾT” ngay khi đang kinh doanh CÓ LÃI

Doanh nghiệp của bạn có thể “CHẾT” ngay khi đang kinh doanh CÓ LÃI

adminquantri

0 Bình luận

09/05/2022

Hiện nay có một thực trạng ở nhiều công ty là hoạt động bán hàng tăng trưởng tốlaixkinh doanh có lãi, hợp đồng thậm chí có giá trị lớn, nhất là tại các công ty xây lắp, nhưng nếu không kiểm soát được dòng tiền tương đồng với doanh thu, không quản lý tốt kỳ hạn nợ của khách hàng thì doanh thu tăng (tăng trưởng) cũng không ích gì.

Doanh nghiệp của bạn có đang: Có nguy cơ bị phá sản hoặc giải thể bán thanh lý tài sản để trả nợ vì không đủ khả năng thanh toán; Luôn phải “rượt đuổi” tiền, rượt đuổi hợp đồng vì thường xuyên rơi vào trạng thái mất cán cân thanh toán; Không kiểm soát được dòng tiền tương đồng với doanh thu, không quản lý tốt kỳ hạn nợ của khách hàng. Và thực trạng là doanh nghiệp vẫn có thể “CHẾT” ngay cả khi kinh doanh có lãi – điều phi lý ấy lại thường xuyên xảy ra ! 

Hãy cùng chúng tôi lý giải hiện trạng đáng báo động tại bài viết này ! 

Ví dụ chi tiết 

Ở góc độ quản trị tài chính doanh nghiệp, chúng ta cần phải phân biệt thật rõ ràng rằng: 

  • Lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh không đồng nghĩa với thặng dư hoặc thâm hụt dòng tiền
  • Nói cách khác, dù có lợi nhuận mà doanh nghiệp vẫn không đủ tiền trang trải cho hoạt động vận hành và đầu tư 

Cụ thể: Lợi nhuận của doanh nghiệp = doanh thu + các khoản thu nhập khác – tất cả chi phí
(Giá vốn, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp)

Trong đó doanh thu được ghi nhận theo nguyên tắc: Bên bán đã hoàn thành chuyển giao hàng hóa dịch vụ cho bên mua, đồng thời bên mua ĐÃ hoặc ĐÃ CHẤP NHẬN THANH TOÁN

Như vậy ta thấy, vấn đề chính trong chủ đề này nằm ở: “ĐÃ CHẤP NHẬN THANH TOÁN” 

Tức là dù đã hoàn thành chuyển giao (nghiệm thu/ giao nhận) hàng hóa/ thành phẩm/ dịch vụ của người bên bán cho bên mua nhưng bên “khách hàng – mua” CHƯA THANH TOÁN, hiểu đơn giản là MUA CHỊU/ MUA THIẾU và điều đó được bên bán đồng thuận 

Phá sản và hậu quả pháp lý của quyết định tuyên bố phá sản. - Dịch vụ tư  vấn phá sản doanh nghiệp

Ví dụ: 

A bán 1 bàn làm việc cho B, giá bán là 5.500.000 VND (Gồm VAT 10%)

B đã trả cho A 3.000.000 VND, còn lại 2.500.000 hẹn sau 30 ngày sẽ trả, thì: 

Doanh thu A nhận được = 5.000.000 VND, B phải thanh toán tổng số 5.500.000 đ cho A

Nhưng A mới thực nhận 3.000.000 VND, B còn phải trả cho A 2.500.000 VND

Khi A tính lãi (lợi nhuận), A sẽ tính ở mức 5.000.000 VND – doanh thu

Nhưng khi A đánh giá dòng tiền của mình, A chỉ có thể tính 3.000.000 VND (đã thực thu) + 2.500.000 VND giá trị công nợ còn phải thu trong 30 ngày 

Từ ví dụ trên ta thấy: 

  • Nếu bên bán quản lý công nợ không tốt thì trên sổ sách kế toán ghi nhận có doanh thu lớn
  • Nếu lấy doanh thu trừ chi phí thì rõ ràng có lãi (lợi nhuận)
  • Khi đó, LỢI NHUẬN đang chứa trong NỢ PHẢI THU của công ty

Do vậy, trước khi nghĩ đến lập chiến lược cạnh tranh với đối thủ, chủ doanh nghiệp cần phải có CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TRONG CÔNG TY để đảm bảo doanh nghiệp có một sức khỏe lành mạnh. 

Giải quyết bài toán ngay: https://e-school.vn/combo-chien-luoc-nguon-von-doanh-nghiep-nho-va-vua.html 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận