Doanh nghiệp có biết: Phát hành trái phiếu đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn như là một kênh huy động vốn hiệu quả !
adminquantri
0 Bình luận
31/03/2022
Khái niệm và những lợi ích của phát hành trái phiếu
Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của công ty phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) một khoản tiền xác định. Có xác định khoản thời gian cụ thể và Công ty phát hành trái phiếu phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.
Những lợi ích cho doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu: Không cần có tài sản thế chấp và được chủ động sử dụng số tiền huy động mà không có sự giám sát của ngân hàng; Doanh nghiệp chỉ phải trả lãi theo kỳ hạn 6 tháng hoặc 1 năm và chỉ trả gốc vào cuối kỳ; Lãi suất trái phiếu không bị khống chế bởi trần lãi suất nên có tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư; Doanh nghiệp sẽ được giải ngân ngay và toàn bộ thay vì việc giải ngân có lộ trình từng đợt; Đặc biệt là khi lãi suất thấp, doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu kỳ hạn dài với lãi suất cố định để tận dụng nguồn vốn với chi phí thấp
Thị trường tại Việt Nam về trái phiếu doanh nghiệp
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố tổng hợp tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 12 và lũy kế cả năm 2020. Theo đó, năm 2020, có 277 doanh nghiệp tham gia phát hành trái phiếu, huy động thành công hơn 400 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, việc doanh nghiệp cần huy động vốn đầu tư cho kinh doanh sản xuất qua kênh trái phiếu lại gặp nhiều khó khăn:
- Tính minh bạch về thông tin trái phiếu doanh nghiệp còn kém? (phát hành riêng lẻ, thị trường giao dịch phi tập trung thiếu tính thanh khoản,…)
- Quy mô năng lực tài chính của doanh nghiệp đó còn hạn chế
- Các sản phẩm, dịch vụ vẫn đơn giản, chưa đa dạng hóa và chưa đủ hấp dẫn với nhà đầu tư?
- Trái phiếu doanh nghiệp có thể được niêm yết trên các Sở tuy nhiên quy mô còn rất ít, hầu như không đáng kể?
- Các hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ cho sự hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn thiếu?
Như vậy, doanh nghiệp huy động được tiền từ trái phiếu sẽ chủ động nguồn vốn hơn. Trong khi đó, nếu các doanh nghiệp đi vay ngân hàng khi muốn giải ngân phải giải trình cụ thể, chờ đợi ngân hàng phê duyệt.
Rủi ro của phát hành trái phiếu doanh nghiệp
- Rủi ro về lãi suất thị trường: Giá của một trái phiếu công ty sẽ thay đổi theo hướng ngược lại với lãi suất thị trường
- Rủi ro tái đầu tư: Tính toán tỷ lệ lợi nhuận nội tại một trái phiếu dựa trên giả định là lượng tiền mặt thu vào được tái đầu tư
- Rủi ro do thu hồi: Trái phiếu công ty có một điều khoản cho phép nhà phát hành thu hồi hay “gọi” tất cả hay một phần trái phiếu mới trước ngày đáo hạn
- Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là nguy cơ công ty phát hành không có khả năng chi trả đúng hạn
- Rủi ro lạm phát: Rủi ro lạm phát hay rủi ro sức mua phát sinh bởi trị giá lưu lượng tiền mặt của một trái phiếu thay đổi do lạm phát
- Rủi ro về tỷ giá: Lưu lượng tiền mặt đồng nội tệ lệ thuộc vào tỷ giá hối đoái và thời điểm thanh toán
- Rủi ro thanh lý: Rủi ro thanh lý hay rủi ro về tính thị trường phụ thuộc vào khả năng bán dễ dàng một trái phiếu mới bằng hay gần bằng trị giá của nó
- Rủi ro do biến cố bất ngờ: Đôi khi khả năng chi trả lãi và mệnh giá của nhà phát hành thay đổi lớn lao và bất ngờ bởi vì một tai nạn do thiên nhiên hay công nghiệp hoặc một thay đổi về quy định nào đó
- Rủi ro tái thiết kết cấu: Thường phát sinh do có những sự kiện như mua đứt cổ phần để thúc đẩy công ty, kế nhiệm hay những sửa đổi hoặc tái thiết kết cấu biểu đối kê tài sản công ty
Để tránh tối đa những rủi ro tiềm ẩn, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ càng và sẵn sàng cho việc phát hành trái phiếu. Bắt đầu từ việc tìm hiểu lộ trình phát hành trái phiếu, cụ thể: Thu thập thông tin & Kiểm tra điều kiện; Chuẩn bị trình phương án phát hành trái phiếu; Chuẩn bị tài liệu soạn hồ sơ đăng ký phát hành; Chào bán trái phiếu.
Đăng ký tìm hiểu rõ hơn về trái phiếu doanh nghiệp và nhiều phương thức huy động vốn khác tại: https://e-school.vn/huy-dong-von-qua-phat-hanh-trai-phieu.html
Chia sẻ