Diễn đàn Hợp tác – Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía Bắc lần thứ XIII Chủ đề: Tăng cường Liên kết, chiến thắng Covid-19, hoàn thành mục tiêu kép, để phát triển

Diễn đàn Hợp tác – Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía Bắc lần thứ XIII Chủ đề: Tăng cường Liên kết, chiến thắng Covid-19, hoàn thành mục tiêu kép, để phát triển

adminquantri

0 Bình luận

06/10/2020

Ngày 04/10 vừa qua, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Hoà Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hoà Bình tổ chức Diễn đàn Hợp tác – Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía Bắc lần thứ XIII năm 2020 với chủ đề “Tăng cường liên kết, chiến thắng COVID-19, hoàn thành mục tiêu kép, để phát triển” tại Hòa Bình.

Thực trạng của Doanh nghiệp Việt Nam sau đại dịch Covid-19

Năm 2020 được xem là một năm “Kinh tế buồn” của thế giới do bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, do đó nền kinh tế Việt Nam cũng bị tác động không nhỏ do đại dịch và ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới.

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hướng ngoại; Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 đạt 518 tỷ, xấp xỉ bằng 2 lần GDP của cả nước. Đại dịch COVID-19 làm các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc đều giảm sức mua tới 50%. Theo báo cáo của đoàn công tác khảo sát của Chính phủ về ảnh hưởng của COVID-19 thì có tới 96% số doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng. Tuy nhiên chịu ảnh hưởng lớn nhất là các ngành vận tải, hàng không, du lịch và các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

Tăng cường Liên kết, chiến thắng Covid-19, hoàn thành mục tiêu kép, để phát triển

Diễn đàn Hợp tác – Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía Bắc lần thứ XIII

Đại dịch COVID-19 cũng khiến các SMEs và các hộ kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nền. Nhiều doanh nghiệp do thiếu việc đã và đang có kế hoạch giảm bớt lao động hoặc đóng cửa nhà máy. Một số doanh nghiệp thì giảm giờ, giảm ngày làm việc và cho người lao động nghỉ luân phiên. Nhiều cửa hàng, hộ kinh doanh nhỏ lẻ phải đóng cửa do sức mua giảm, kinh doanh không có lợi nhuận.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, nước ta đã ghi nhận hơn 70.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và đóng cửa, trong đó chủ yếu là SMEs và hộ kinh doanh cá thể, ảnh hưởng tới hơn 31 triệu người lao động. Đây là những thách thức rất lớn đối với Việt Nam và các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tại diễn đàn, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, trước những khó khăn hiện nay, Chính phủ đã triển khai các chương trình lớn nhằm hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp phát triển còn chậm về số lượng và chất lượng, gặp khó khăn trong liên kết, kết nối với các thị trường nước ngoài. Vì vậy, thông qua diễn đàn lần này, các đại biểu cần thảo luận và đề ra được giải pháp nhằm nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Tìm giải pháp “cứu” các doanh nghiệp thoát khỏi sự kìm hãm của Covid-19

Tại hội nghị Diễn đàn Hợp tác – Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía Bắc lần thứ XIII năm 2020 với chủ đề “Tăng cường liên kết, chiến thắng COVID-19, hoàn thành mục tiêu kép, để phát triển” tại Hòa Bình. Đại biểu các cơ quan ban ngành đã cùng đưa ra những bàn luận, đề xuất phương án giải quyết nhanh chóng những khó khăn của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Thành Biên mong muốn, các tổ chức Hiệp hội, các Hội, các nhà quản lý hiến kế trình Chính phủ, đưa ra những giải pháp chiến lược để giải cứu các doanh nghiệp. Đồng thời cũng nhấn mạnh:

“Con đường duy nhất Chính phủ cứu trợ doanh nghiệp lúc này là các gói hỗ trợ đủ mạnh, đủ thời gian phục hồi, chính quyền các cấp tạo môi trường, hành lang pháp lý ưu việt nhất cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển, hiện tại, những gói hỗ trợ vẫn còn xa tầm với của người lao động gặp khó khăn, những khoản giãn nợ hay giãn thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn chưa đến được với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Thực tế các gói hỗ trợ trên nên ưu tiên giúp các doanh nghiệp thực sự khó khăn, sắp giải thể hoặc phá sản, hoàn cảnh những doanh nghiệp này phải ngừng sản xuất hoặc thu hẹp sản xuất, doanh thu thấp đồng nghĩa không có lãi thì giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không tác dụng. Doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ mới khởi nghiệp không tiếp cận được với vốn vay ngân hàng nên giãn nợ cũng không tác dụng. Chưa kể các doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn vốn tín dụng để hỗ trợ cho người lao động, nhằm giữ chân người lao động thì lại rơi vào diện doanh nghiệp vẫn còn khả năng chi trả nên không được vay gói tín dụng không lãi xuất của Ngân hàng chính sách xã hội”

Ông Nguyễn Kim Hùng phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía Bắc - Lần thứ XIII

Ông Nguyễn Kim Hùng phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác – Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía Bắc – Lần thứ XIII

Trong hội nghị, ông Nguyễn Kim Hùng – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa tham dự Diễn đàn cũng đã đại diện cho khối doanh nghiệp SMEs đưa ra các giải pháp, đề xuất ý kiến lên chính phủ với chủ đề: “Giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Nhằm nhanh chóng giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp và hướng đến phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

 Cụ thể đề xuất, ông Nguyễn Kim Hùng đã đưa ra 3 vấn đề quan trọng và cốt lõi cần nhanh chóng thay đổi hiện nay:

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận