DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP DUY NHẤT Ở VIỆT NAM HỘI TỤ CÁC CHUYÊN GIA VỀ TÀI CHÍNH, QUẢN TRỊ CAO CẤP
adminquantri
0 Bình luận
08/10/2018
Thẩm định giá doanh nghiệp đã và đang là một hoạt động được sử dụng rộng rãi và rất cần thiết khi muốn hiểu rõ về mô hình, tài sản, các hoạt động, ghi nợ của công ty, xác định giá trị vô hình và hữu hình của công ty đó trên thị trường.
Tổng quan về dịch vụ thẩm định giá cho doanh nghiệp
– Thẩm định giá doanh nghiệp là hoạt động:
-
Quan sát, liệt kê, phân tích các hoạt động, tài sản của doanh nghiệp đó
-
Đánh giá các hoạt động, tài sản đó trên giá trị của thị trường
-
Xác định các giá trị hữu hình, vô hình, giá trị trong tương lai của doanh nghiệp đó.
Mục đích thẩm định giá doanh nghiệp
– Phát hành và bán cổ phiếu ra thị trường
– Cung cấp giấy tờ chứng minh về khả năng tài chính
– Cải cách doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
– Cổ phần hóa, liên doanh liên kết các doanh nghiệp
– M&A (mua bán và sáp nhập)
– Muốn thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp
Đối tượng sử dụng dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp
– Các công ty tổ chức nhà nước, doanh nghiệp tư nhân
– Muốn phát triển công ty, đưa công ty cổ phần hóa.
– Thay đổi quyền sở hữu, cấu trúc vốn và tài chính công ty
– Đang phát triển và muốn mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp
Các nội dung cần thẩm định
– Khách quan:
-
Phân tích chiến lược ngành
-
Ảnh hưởng của thị trường quốc gia
-
Nhiều yếu tố cạnh tranh ngoài
-
Đảm bảo độ chính xác của bản báo cáo tài chính
– Chủ quan:
-
Đảm bảo độ chính xác của báo cáo tài chính
-
Giá trị của các tài sản vô hình và hữu hình của công ty
-
Thống kê điểm mạnh, yếu của nguồn lực trong công ty
-
Xây dựng chiến lược kinh doanh
-
Xây dựng chiến lược marketing
-
Xây dựng lĩnh vực hoạt động của công ty
-
Tìm hiểu các nguồn thông tin của đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực
-
Quản lý nội bộ
-
Vấn đề liên quan đến pháp luật
-
Điều khoản trong các loại hợp đồng
-
Độ tin cậy các nhà cung cấp
Các phương pháp trong thẩm định giá doanh nghiệp
– Định giá doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản thuần: định giá theo giá trị sổ sách, thị trường, tài sản, khoản thu nhập,…
– Định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu luồng cổ tức: thẩm định tất cả các dòng tiền thu được từ cổ phiếu hay tài sản bất kì trong tương lai
– Định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng lợi nhuận: là tổng giá trị của vốn chủ sở hữu và giá trị nợ phải trả
– Định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền: giá trị của dòng tiền tự do của doanh nghiệp trong tương lai.
– Định giá doanh nghiệp theo phương pháp hệ số giá/ thu nhập (P/E): phương pháp này được tính dựa trên bình quân đồng cổ phiếu.
Chia sẻ