Đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm khoảng 20% GDP

Đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm khoảng 20% GDP

adminquantri

0 Bình luận

12/01/2020

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đất nước.

I. Tình hình phát triển kinh tế số

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh đến Việt Nam, tạo ra thời cơ mới cho Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn và hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới, tiến thẳng vào lĩnh vực công nghiệp mới, tranh thủ các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến để đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thu hẹp khoảng cách phát triển. Kinh tế số thời gian gần đây đã có sự phát triển mạnh mẽ. Theo báo cáo nghiên cứu của Google và Temasek (Singapore), kinh tế số của Việt Nam đạt quy mô khoảng 3 tỷ USD năm 2015, tăng lên 9 tỷ USD năm 2018 và dự báo đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Còn theo một nghiên cứu khác của Tổ chức Data61 (Australia), GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỷ USD trong 20 năm nếu Việt Nam chuyển đổi số thành công.

Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), trong 10 năm qua, kinh tế số Việt Nam đã phát triển không ngừng về cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 64 triệu người sử dụng internet, 57% dân số có tài khoản mạng xã hội. Cùng với sự thâm nhập ngày càng sâu rộng của internet, các thiết bị di động và mạng xã hội, nên ngày càng nhiều cá nhân tham gia mạng lưới thương mại điện tử. Có tới 25% tổng số người dân tham gia mua hàng trực tuyến qua mạng facebook hoặc zalo. Việt Nam xếp thứ 13 trong top 20 quốc gia có số dân sử dụng mạng internet đông nhất thế giới. Năm 2018, thương mại điện tử ở Việt Nam tăng trưởng 30% với tổng doanh thu bán lẻ của thương mại điện tử đạt 8 tỷ USD. Dự kiến, năm 2020 con số này sẽ đạt từ 13 tỷ – 15 tỷ USD.

Sự phát triển sôi động của kinh tế số tại Việt Nam hứa hẹn sẽ mang lại cơ hội cho nhiều doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Các nền tảng thương mại điện tử có thể đưa doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ đến với những thị trường lớn cả trong và ngoài nước. Khi tham gia vào thị trường lao động trong nền kinh tế số, người lao động phải đổi mới để thích nghi vì các kỹ năng, kiến thức và các phương thức kinh doanh truyền thống trước đây cũng chuyển sang môi trường số. Việc này sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp và người lao động.

II. Mục tiêu phát triển kinh tế số giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2045

Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Vai trò của chuyển đổi số trong kỷ nguyên 4.0 càng được khẳng định trong Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị với những mục tiêu cụ thể đến năm 2025, 2030 và định hướng đến năm 2045.

1. Mục tiêu phát triển nền kinh tế số đến năm 2025

– Duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc 3 nước dẫn đầu ASEAN

– Xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% các xã. 

– Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm.

– Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội. 

– Thuộc nhóm bốn nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc. Có ít nhất ba đô thị thông minh tại ba vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung.

2. Mục tiêu phát triển nền kinh tế số đến năm 2030

– Duy trì xếp hạng về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới.

– Mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp 

– Kinh tế số chiếm trên 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 7,5%/năm. Hoàn thành xây dựng Chính phủ số. 

– Hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

3. Định hướng phát triển nền kinh tế số đến năm 2045

– Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á; 

– Có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh.

III. Giải pháp giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của doanh nghiệp thời 4.0, nhưng theo các chuyên gia, tham gia cuộc chơi này vẫn chỉ là những tên tuổi quen thuộc trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong khi phần lớn doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa nhận thức rõ vai trò của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay còn đắn đo, dè dặt bởi nguồn lực hạn chế và e ngại không thu lại kết quả như mong đợi. Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp hiện nay còn phải đối mặt với những thách thức khác như: Rào cản trong văn hóa doanh nghiệp, tầm nhìn người lãnh đạo còn hạn chế, thiếu hụt các báo cáo, phân tích thông tin…

Nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua những rào cản và tiến gần hơn với chuyển đổi số, VERCO phối hợp với Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức Workshop “Hành trình chuyển đổi số – Xây dựng thành phố thông minh cho doanh nghiệp”.

Chương trình mang đến cho doanh nghiệp cơ hội được trải nghiệm thực tế các giải pháp số nhằm tối ưu nguồn lực doanh nghiệp như:

  • Số hóa hoạt động đào tạo nội bộ

  • Xây dựng trường đào tạo trực tuyến

  • Hệ thống quản trị khách hàng CRM

  • Hệ thống automation Marketing

  • Giải pháp kết nối vốn trên nền P2P Lending

  • E-office – Văn phòng điện tử

  • Quản trị mục tiêu và Điều hành doanh nghiệp

  • Quản trị dự án

  • Xây dựng trang thương mại điện tử riêng của doanh nghiệp

Với sứ mệnh “Nâng tầm doanh nghiệp Việt” VERCO luôn đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số – phát triển doanh nghiệp – vững bước trên thị trường.

Tìm hiểu thêm về chương trình tại ĐÂY!

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận