Đầu tư hàng Tỷ đồng kinh doanh trà sữa – Nên hay không?
adminquantri
0 Bình luận
05/12/2018
Theo đánh giá của Euromonitor thì hiện nay thị trường trà sữa của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rất mạnh đã đạt quy mô tới gần 300 triệu USD. Trên cả nước có khoảng 1.500 quán trà sữa trong đó có các cửa hàng từ thương hiệu trong nước và mua thương hiệu từ nước ngoài. Khoảng 53% người được hỏi xác nhận uống trà sữa ít nhất 1 lần/tuần.
Nên hay không đầu tư kinh doanh trà sữa?
Trà sữa hiện vẫn đang là thị trường thu hút đầu tư mạnh mẽ khi cơn sốt của loại đồ uống dành cho giới trẻ này vẫn còn chưa hạ nhiệt. Nhiều nhà đầu tư cũng đang lao vào kinh doanh mặc dù chi phí cho một cửa hàng trà sữa là không hề nhỏ.
Theo thống kê của một đơn vị nghiên cứu thị trường hiện nay cho thấy hiện nay ở các thành phố lớn có nhiều trục đường tập trung các thương hiệu trà sữa lớn, năm 2018 tăng cao hơn năm 2017 lên tới 70% số lượng các cửa hàng bán loại đồ uống này. Đằng sau cơn sốt mặt bằng thì nhượng quyền thương hiệu cũng là một trong những vấn đề nhận được quan tâm đặc biệt.
Trà sữa bắt đầu xuất hiện ở Việt nam từ những năm 2000 nhưng khoảng 4 năm nay thì bùng nổ mạnh mẽ với hàng chục hãng trà sữa lớn nhỏ khác nhau chủ yếu để phục vụ nhu cầu của các bạn trẻ. Theo đánh giá của Euromonitor thì hiện nay thị trường trà sữa của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rất mạnh đã đạt quy mô tới gần 300 triệu USD. Trên cả nước có khoảng 1.500 quán trà sữa trong đó có các cửa hàng từ thương hiệu trong nước và mua thương hiệu từ nước ngoài. Khoảng 53% người được hỏi xác nhận uống trà sữa ít nhất 1 lần/tuần.
Từ những con số thống kê này cho thấy trà sữa chính là môi trường kinh doanh cực kỳ lý tưởng hiện nay, và cách nhanh chóng để chiếm thị phần chính là lựa chọn mô hình nhượng quyền kinh doanh. Việc mua lại các thương hiệu nổi tiếng sẽ nhanh chóng phát triển nhanh hơn hẳn việc tự sáng tạo nên một thương hiệu đồ uống riêng của mình.
Tuy nhiên, để có thể kinh doanh mặt hàng này thì lượng chi phí phải bỏ ra là không hề nhỏ. Những khoản như tiền thuê mặt bằng, chi phí setup cửa hàng, đầu tư trang thiết bị, nội thất, tạo không gian đẹp hay chi phí nhượng quyền, chi phí quản lý thương hiệu cùng nhiều loại phí khác theo tiêu chí bắt buộc của đối tác nhượng quyền. Phí nhượng quyền phụ thuộc vào khoảng thời gian nhượng quyền và thương hiệu nhượng quyền.
Bên cạnh chi phí nhượng quyền thì các thương hiệu còn yêu cầu cửa hàng phải nhập nguyên liệu trực tiếp, các loại máy móc pha chế để đảm bảo chất lượng của đồ uống trong cùng một thương hiệu tại các cửa hàng khác nhau là giống với thương hiệu gốc. Khoản chi cho nguyên liệu này sẽ rơi vào khoảng từ 20.000 đến 30.000 USD cho khoảng 3 tháng vận hành.
Như vậy, nếu tính tổng quát nhất thì một lượng chi phí để có thể nhận nhượng quyền của một hãng trà sữa bao gồm cả các loại phí khác như nhân công, mặt bằng… sẽ lên tới con số vài Tỷ chứ không hề nhỏ. Tuy nhiên phần lớn các cửa hàng nhận nhượng quyền này sẽ đạt mức doanh thu khá ổn nếu nằm ở khu phố đắc địa, marketing tốt thì doanh thu có thể lên tới hàng tỷ đồng mỗi tháng.
Tuy nhiên không phải 100% các cửa hàng này đều đạt được những con số mà hãng đã cam kết hoặc những con số như đã kỳ vọng. Có một số cửa hàng thời gian đầu kinh doanh khá tốt nhưng thời gian sau không có khách, doanh thu sụt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc bắt buộc phải đóng cửa.
Vậy nhưng, tính tới thời điểm hiện tại thì kinh doanh trà sữa vẫn đang là một phương án kinh doanh khá tốt và được xem là mỏ vàng nhưng đã không còn đạt như khoảng thời gian cách đây 2 hay 3 năm trước. Những ai đang có ý định kinh doanh mặt hàng này cần phải có những tính toán thật sự kỹ càng và cẩn thận khi đổ hàng tỷ đồng mà không chắc rằng mình có thể đem lại lượng lợi nhuận tương xứng hay không.
Chia sẻ