Covid -19 "Liều thuốc thử" cho sức khỏe nền kinh tế Việt Nam

Covid -19 "Liều thuốc thử" cho sức khỏe nền kinh tế Việt Nam

adminquantri

0 Bình luận

18/03/2020

Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần cũng như nền kinh tế Việt Nam và toàn thế giới, đây là điều hoàn toàn không thể phủ nhận. Nhưng đồng thời đây cũng là một liều thuốc thử để đo lường sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam. Từ đó có thấy nhận diện rõ các vấn đề về điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cả cơ hội của nền kinh tế kỷ nguyên số.

Covid -19 – “liều thuốc thử” cho nền kinh tế Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) thì những lĩnh vực chịu thiệt hại lớn nhất trong đợt dịch Covid-19 này là: nông nghiệp, du lịch, dịch vụ và hàng không. Trong đó, đối với các hàng nông sản thì liên tục bị Ùn ứ mà không thể xuất khẩu được. TRong khi đó, nước là một trong những quốc gia có phần lớn hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp. Ngành du lịch trong nước cũng bị sụt giảm nhanh chóng về lượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan và du lịch, đặc biệt là các du khách đến từ các quốc gia lớn như là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ba nước này chiếm khoảng 70% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam (Khoảng 12,5 triệu lượt).

Covid -19 - "liều thuốc thử" cho nền kinh tế Việt Nam

Du lịch đình trệ kéo theo rất nhiều ngành nghề khác cũng gặp khó khăn: Khách sạn, lưu trú, ăn uống, lữ hành, vận chuyển. Đáng chú ý nhất là sự sụt giảm của ngành hàng không và bán lẻ.

Cũng trong bản báo cáo này cho biết, trong đợt dịch Covid này, ước tính ngành hàng không phải chịu mức thiệt hại khoảng 25.000 tỷ đồng. Vietnam Airlines cho biết hàng chục máy bay “đắp chiếu” và hàng trăm phi công dư thừa. Nhiều đường bay “đẻ ra tiền” đến các nước Đông Bắc Á, đón lượng khách du lịch dồi dào buộc phải dừng khai thác do diễn biến của dịch bệnh.

Đồng thời, một số doanh nghiệp sản xuất cũng bắt đầu gặp phải những vấn đề về nguyên liệu. Các ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam là dệt may, da giày, điện tử, cơ khí, lắp ráp ôtô… đa số đều phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài, trong đó phần lớn là Trung Quốc. Nhưng trong tình trạng hiện nay, việc có đủ nguyên liệu để  phục vụ sản xuất là rất khó khăn.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu – Cố vấn cao cấp của công ty VERIG gọi dịch Covid-19 như “liều thuốc thử” với nền kinh tế Việt Nam. “Liều thuốc” giúp nhìn rõ một loạt điểm yếu của rất nhiều ngành kinh tế, trong đó nhiều ngành là xương sống của xã hội.

Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu xuất hiện những nhược điểm

Hiện nay, Trung Quốc là thị trường xuất – nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Do đó, khi có quyết định hạn chế lưu chuyển hàng hóa và hoạt động thương mại với Trung Quốc bị hạn chế nền kinh tế của chúng ta nhanh chóng gặp phải những vấn đề khó khăn.

Đối với ngành nông nghiệp, hàng không và du lịch trong nước bắt đầu bộc lộ điểm yếu rõ rệt về sự phụ thuộc quá lớn vào một số ít thị trường. Trong khi nhiều loại nông sản ùn ứ tại các cửa khẩu thì nhiều địa điểm du lịch “không một bóng người” thị trường khách truyền thống giảm mạnh. Dịch Covid-19 bùng phát chủ yếu ở khu vực các nước Đông Bắc Á, do đó đường bay sinh lời của nhiều hãng hàng không cũng phải tạm thời ngưng hoạt động.

Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu xuất hiện những nhược điểm

Ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chỉ ra những yếu điểm cần phải khắc phục kịp thời của nông nghiệp: Thực trạng nông nghiệp Việt Nam vẫn còn manh mún, nhiều nơi sản xuất nhỏ lẻ, chưa có nhiều doanh nghiệp lớn. Nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mún khó tạo ra các sản phẩm hàng hóa chất lượng, tiêu chuẩn, đáp ứng các thị trường khó tính trên thế giới.

Như vậy, vấn đề cần giải quyết của  nền kinh tế Việt Nam hiện nay là phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục hạn chế này là phải thay đổi phương thức sản xuất. Rất nhiều chuyên gia kinh tế cũng liên tục lên tiếng về việc áp dụng giải pháp cơ bản bản để “cứu nguy” cho sức khỏe kinh tế Việt Nam.

“Trong nguy có cơ” – Corona đang tạo cơ hội cho kinh tế Việt Nam

Trong chỉ thị Số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh “phải đạt được “mục tiêu kép”, nghĩa là vừa chống dịch, vừa nỗ lực thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội đã đề ra”.

Căn cứ vào thực tiễn cũng những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, Thủ tướng đã ra chỉ thị với nhiều nội dung quan trọng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Đó là tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng và thuế. Dự kiến sẽ có gói tín dụng 250.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp từ các ngân hàng.

"Trong nguy có cơ" - Corona đang tạo cơ hội cho kinh tế Việt Nam

Đồng thời, doanh nghiệp cũng nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía chính phủ để tạo điều kiện tốt nhất giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn khi diễn biến của đại dịch Covid-19 đang rất phức tạp.

Đại diện chính phủ và chủ của nhiều doanh nghiệp cũng xác nhận, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp như hiện nay, các ngành cũng đã đưa ra những giải pháp đảm bảo phát triển ngành vẫn tăng trưởng ổn định.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Ngay trong đợt dịch, một số doanh nghiệp nông nghiệp cho biết vẫn xuất khẩu bình thường, với giá trị cao nhờ xuất chính ngạch với sản phẩm tốt.

Trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch thì Ông Phan Ngọc Thọ – Chủ tịch UBND Thừa Thiên – Huế cho biết “dù dịch hay không dịch, Huế vẫn sẽ phải đa dạng hóa nguồn khách, hướng tới nhiều thị trường hơn chứ không phụ thuộc”.

Có thể thấy,  Dịch Covid-19 chính là một “liều thuốc thử” đặc biệt đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời điểm hiện tại để chính phủ và các chủ doanh nghiệp có thể xác định được sức chống chịu của chúng ta như thế nào. Đồng thời cũng là cơ hội để các doanh nghiệp sẽ đồng hành cùng chính phủ để có thể biến “nguy” thành “cơ” trong tầm nhìn dài hạn, kinh tế tăng trưởng bền vững.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận