Covid-19 đang nhấn chìm con tàu kinh tế thế giới hay đẩy nó lên thời kỳ hoàng kim?

Covid-19 đang nhấn chìm con tàu kinh tế thế giới hay đẩy nó lên thời kỳ hoàng kim?

adminquantri

0 Bình luận

04/04/2020

Covid-19 đang nhấn chìm con tàu kinh tế thế giới hay đẩy nó lên thời kỳ hoàng kim? Đây là câu hỏi mà nhiều chuyên gia kinh tế và chủ doanh nghiệp đặt ra trong thời buổi “loạn lạc” hiện nay. Đã có hàng ngàn doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản, hàng ngàn doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh,…

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, dù đang gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 nhưng đây là giai đoạn thị trường “ngủ đông” tái cấu trúc để có thể khởi sắc mạnh mẽ sau dịch. Hay nói theo cách khác, Covid-19 dồn nhiều doanh nghiệp vào “đường cùng” để tiến thẳng đến chuyển đổi số và chuẩn hóa quy trình – những thứ đáng ra mất vài năm giờ đây thay đổi chỉ trong vài tháng!

Covid-19 âm thầm tạo ra lực đẩy đưa “Con thuyền kinh tế thế giới” đến thời hoàng kim

Đại dịch covid-19 đã gây ra nhiều thiệt hại khôn lường đối với các doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp lớn – nhỏ trên toàn thế giới, mức độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng có những dấu hiệu suy giảm mạnh trong quý I/2020. Bloomberg dự báo ảnh hưởng của dịch Covid-19 lên nền kinh tế toàn cầu có thể lớn gấp 3 đến 4 lần so với SARS, với mức gây tổn thất lên tới 160 tỷ USD. 

Tham khảo: Bóng ma Covid-19 đang phủ đen nền kinh tế Việt Nam và thế giới như thế nào?

Covid-19 đang nhấn chìm con tàu kinh tế thế giới hay đẩy nó lên thời kỳ hoàng kim?

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 gần 2 tháng nay đã khiến nền kinh tế thế giới và trong nước chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ trong 2 tháng đầu năm nay đã có tới 16.151 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19.5%, 2.807 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Đây là tháng đầu tiên hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ghi nhận những tác động của dịch Covid-19.

Covid-19 chính là một “cú sốc” lớn đối với nền kinh tế. Cụ thể, thị trường tiêu thụ bị co hẹp, các lĩnh vực dịch vụ, du lịch, khách sạn nguồn thu bị sụt giảm. Với các ngành sản xuất, khó đảm bảo công việc cho người lao động trong tháng 3 vì thiếu hụt nguyên liệu sản xuất.

Nhưng nếu chúng ta nhìn cuộc khủng hoảng này ở một góc độ khác, Covid-19 đang âm thầm tạo ra những lực đẩy mạnh mẽ đến “Con thuyền kinh tế” trong nước là thế giới phải oằn mình để thích ứng với sự thay đổi đột xuất của thị trường. Nhưng cũng chính điều này đã khiến cho ban lãnh đạo phải ngồi nhìn lại cách hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp, cải tổ lại bộ máy và quy trình làm việc. Nếu biết tận dụng tốt, thì đây có thể được xem là thời cơ để doanh nghiệp thay đổi cách thức vận hành và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Ngược lại, chính là lúc doanh nghiệp bị đào thải khỏi “thương trường” đầy khốc liệt này. Theo tỷ phú Bill Gate, Covid-19 chính là cơ hội để sửa chữa lại lỗ hổng của các doanh nghiệp.

Tham khảo: COVID-19 – Trong Nguy có Cơ cho nền kinh tế việt Nam ?

Hơn nữa, mới đây, tại Việt Nam, trong Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 hầu hết các Doanh nghiệp đều thực hiện chính sách “Stay At Home”. Có thể nói, đây là thời kỳ vô cùng nhạy cảm, quyết định đến sự “tồn vong” của các doanh nghiệp SMEs Việt Nam. Vì nhu cầu làm việc online trên nền tảng công nghệ, cũng sẽ được thúc đẩy để làm quen với phần mềm, ứng dụng các công cụ quản lý & đào tạo trực tuyến, hoặc thậm chí phát triển các dòng sản phẩm mới phù hợp với tình hình thị trường. Đây là điều mà nếu Covid-19 không xuất hiện thì có lẽ phải đến 5-7 năm nữa, thậm chí là lâu hơn nữa các doanh nghiệp Việt nam mới có thể thực hiện được.

Doanh nghiệp thay đổi quy trình để thích ứng với tình hình dịch bệnh

Sau “Cứ sốc” do Covid-19 gây ra, rất nhiều doanh nghiệp khác cũng có kế hoạch chuẩn bị để sẵn sàng chuyển đổi sang mô hình làm việc từ xa nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên và thực hiện triệt để chỉ thị của Chính Phủ. Theo đó một số quy trình sẽ được cải biến và tinh gọn để có thể đưa lên phần mềm nhằm hỗ trợ quá trình cộng tác và trao đổi online.

Covid-19 đang nhấn chìm con tàu kinh tế thế giới hay đẩy nó lên thời kỳ hoàng kim?

Điển hình như Tập đoàn Kim nam. Công ty VERCO đã chính thức bắt đầu cho các nhân viên làm việc tại nhà. Đồng thời cũng thực hiện theo dõi các hoạt động và KPI của nhân viên thông qua các hệ thống, nền tảng công nghệ: Zoom, Meeting, VERCO24,…. Đặc biệt, nền tảng VERCO24 cho phép nhà quản lý thực hiện việc phê duyệt các đề xuất, nếu muốn triển khai được trên hệ thống, doanh nghiệp cần chuẩn hóa và thống kê lại tất cả các loại đề xuất, form mẫu, cũng như quy định rõ quyền hạn trách nhiệm phê duyệt thuộc về ai. Từ đó việc kiểm soát, lưu trữ, phân luồng thông tin cũng trở nên dễ dàng. Nhân viên nhờ vậy cũng sẽ hình dung rõ hơn về quy trình làm việc và theo dõi được đề xuất của mình đang phê duyệt đến bước nào, phải trao đổi với ai để hoàn thành được công việc.

Tìm hiểu thêm: Stay at Home No Covid-19 và Công cụ làm việc Online hiệu quả Free cho Doanh nghiệp

Đối với một số doanh nghiệp đã hoàn thiện được quy trình từ trước, việc chuyển đổi sang hình thức làm việc này không gặp quá nhiều trở ngại. Bài toán là làm sao để đảm bảo được hiệu suất khi đột ngột thay đổi môi trường làm việc.

Cơ hội để hình thành thói quen sử dụng phần mềm cho nhân viên

Nếu như trong thời kỳ “hòa bình”, để các nhân viên  làm quen với các công cụ mới có lẽ doanh nghiệp phải mất thời gian khá dài. Nhưng trong thời điểm này, các nhân viên chỉ cần mất 7 ngày để làm được điều đó. Do quá trình trao đổi và tiếp xúc trực diện bị hạn chế, một số doanh nghiệp còn áp dụng hình thức làm việc tại nhà, cho nên đa phần các tác vụ đều được thực hiện trên nền tảng online. Lúc này bản thân nhân viên phải tự giác thích nghi và thay đổi để có thể hòa nhập với môi trường làm việc chung.

Cơ hội để hình thành thói quen sử dụng phần mềm cho nhân viên

Thực ra lợi ích của công nghệ thì ai cũng thấy rõ, sự chuẩn bị cho một cuộc cách mạng để số hóa doanh nghiệp có lẽ đã sẵn sàng từ lâu, chỉ là chúng ta chưa bị đặt vào tình thế cấp bách, cho nên chúng ta vẫn trì hoãn, hoặc thiếu quyết liệt trong quá trình triển khai. Đây chính là thời điểm, Covid-19 đang tạo tiền đề cho những thay đổi quan trọng về sau”.

Tận dụng triệt để những lợi thế của công nghệ

Có thể nói chưa bao giờ công nghệ lại được tận dụng triệt để như giai đoạn hiện nay. Doanh nghiệp sử dụng Zoom để tổ chức các cuộc họp trực tuyến, sử dụng Google Meet để điểm danh và chấm công, sử dụng nền tảng công nghệ VERCO24 để kiểm soát hoạt động và công việc của nhân viên.

Trước những tác động tiêu cực mà Covid-19 gây ra, thì đây có thể coi là một vài điểm sáng khả quan, mà nếu biết tận dụng tốt, doanh nghiệp không những sẽ tiết kiệm được chi phí vận hành, nâng cao hiệu suất mà còn xây dựng được nền tảng vững chắc cho những bước chuyển đổi quan trọng về sau.

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận