Có thể bạn chưa biết: Rất nhiều thảm hoạ suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra

Có thể bạn chưa biết: Rất nhiều thảm hoạ suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra

adminquantri

0 Bình luận

19/03/2020

Có thể nhiều người cảm thấy hoảng loạn và cảm thấy dịch Covid-19 khiến cho kinh tế thế giới bị suy thoái nghiêm trọng là chuyện rất khó tưởng tượng. Nhưng rất nhiều người chưa biết, trên thực tế trong lịch sử đã từng có rất nhiều thảm họa suy thoái kinh tế đã diễn ra và nguyên nhân chính xuất phát từ dịch cúm.

Các cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra

Dịch bệnh mà nhiều nhất là dịch cúm đã châm ngòi cho rất nhiều cuộc suy thoái kinh tế thế giới, tạo ra những cuộc thảm họa lớn trên toàn cầu. Dữ liệu từ Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) ở Hoa Kỳ và website World Atlas đã thống kê một số trận đại dịch lớn và gây ra những thảm kịch trong nền kinh tế thế giới đáng phải kể đến như:

Các cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra

  • Đại dịch cúm ở Nga năm 1889-1890 – Tác nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trong giai đoạn năm 1890 và 1891;
  • Cúm ở Tây Ban Nha năm 1918 – kèo theo cuộc suy thoái nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái kinh tế liên tục trong 2 giai đoạn liên tiếp 1918-1919 và 1920-1921;
  • Dịch Cúm ở châu Á năm 1957-1958 cùng với thời kỳ suy thoái kinh hoàng của thế giới xảy ra trong cùng một giai đoạn;
  • Dịch cúm ở Hồng Kông năm 1968-1969 cũng là nguyên nhân quan trọng kéo nền kinh tế dẫn đến tình trạng suy thoái, khủng hoảng nghiệm trọng giai đoạn 1969-1970.

Những cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh gây ra trong quá khứ đã để lại rất nhiều bài học xương mái cho các nhà lãnh đạo trong cuộc chiến chống Covid-19 diễn ra. Nhưng khả năng hoàn ứng dụng được nó vào từng quốc gia và doanh nghiệp như thế nào phải do từng lãnh đạo học hỏi và đưa ra quyết định.

Xem thêm: Covid -19 “Liều thuốc thử” cho sức khỏe nền kinh tế Việt Nam

Bài học kinh nghiệm sau những cuộc suy thoái kinh tế do dịch cúm

Trong dịch Cúm lợn năm 2009, không phải là đại dịch quá lớn  gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nền kinh tế. Tuy nhiên, ngay khi dịch bệnh có dấu hiệu phát tán, chính quyền Obama đã nhanh chóng có những động thái nhằm hạn chế dịch bệnh này lây lan. Tuy nhiên, do tính khả quan của người dân nên mãi đến thông báo được tuyên bố ở mức khẩn cấp, thì vài tháng sau đó người dân mới  bắt đầu có những động thái thay đổi hành vi của mình.

Bài học kinh nghiệm sau những cuộc suy thoái kinh tế do dịch cúm

Bài học thứ hai đến từ một vị tổng thống khác. Trong một đợt dịch cúm lợn khác ở Ft. Dix, New Jersey, Tổng thống Gerald Ford chạy đua cung cấp giải pháp tiêm chủng cho mọi người dân Mỹ trong bối cảnh diễn ra cuộc tranh cử Mỹ năm 1976.

Ông hi vọng mọi công dân nước này đều sẽ được tiêm chủng ngừa cúm lợn. Tuy nhiên, nỗ lực này được nhiều nhà phê bình hàng đầu coi là “thảm hại” do số trường hợp tử vong do biến chứng vắc-xin còn nhiều hơn cả số người chết do bệnh cúm lợn.

Tổng thống Ford từ đó đã hiểu rằng gây áp lực đối với dược phẩm có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Sự lựa chọn thông minh sẽ là cẩn thận lắng nghe ý kiến từ các nhà khoa học, ngay cả khi họ không theo dõi lịch bầu cử hoặc quản lý danh mục đầu tư kinh tế của bạn.

Tất nhiên, việc thiết lập lại các cơ sở phát hiện và điều trị sớm ở nước ngoài và soạn thảo kế hoạch nghiên cứu và chống lại bệnh tật cần phải có tiềm lực kinh tế lớn mạnh. Đồng thời cũng phải có đủ thời gian và có thể không mang lại lợi ích ngắn hạn. Nhưng đó là những lời kêu gọi đúng đắn, điều mà công chúng đang tìm kiếm ở các nhà lãnh đạo của họ.

 Xem thêm: Giải pháp tháo gỡ khó khăn – ứng phó với dịch Covid-19 trong doanh nghiệp

 

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận